Giúp chuyển hóa những nỗi khổ, niềm đau
Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 6 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Cho con đi du học sớm ở những nước có nền giáo dục phát triển là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Nhưng ngược lại, cha mẹ lại không muốn con rời vòng tay mình quá sớm, sợ con bị lạc lõng, cô độc ở đất khách quê người. Vì vậy, không ít cha mẹ cân nhắc chuyện định cư ở nước ngoài vì tương lai của con. Nhưng quyết định vứt bỏ sự nghiệp cũng như tất cả mối quan hệ đang có để ra đi là quyết định không dễ dàng.
Buổi trò chuyện với những người làm giáo dục, đã có kinh nghiệm về chuyện “đi hay ở” cùng sự kết nối của phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà hy vọng sẽ cho độc giả cái nhìn thấu đáo, từ đó có những quyết định hợp lý. Khách mời bàn tròn chủ đề Cha mẹ sang định cư ở nước ngoài vì tương lai của con, nên hay không? gồm: ông Trần Sĩ Chương, chuyên gia kinh tế và tư vấn doanh nghiệp; bà Ngô Trang, Tổng giám đốc Trung tâm Mỹ thuật sáng tạo Global Art & Creative; bà Trang Jena Nguyễn, sáng lập Survival Skills Vietnam SSVN và TA Coaching và ông Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Việt Nam, nhiều năm tham gia các chương trình giáo dục, đào tạo tại Mỹ.
Không phải lúc nào cỏ bên kia đồi cũng xanh hơn
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: “Có người mẹ trẻ quyết định dừng vai trò doanh nhân nhỏ nơi quê nhà. Bán xới nhà, cửa tiệm... mua cuộc hôn nhân với người quốc tịch Mỹ nghèo. Sau hai năm loay hoay, cô đưa được con sang đất Mỹ. Mùa đông ở một tiểu bang lạnh 170F, mỗi sáng, cô cũng chụp những bức ảnh tuyết trắng xóa trước nhà. Bạn bè cô ở Việt Nam cảm thán, khen ngợi, ước ao. Cô mỉm cười rồi bước ra khỏi căn phòng mười mấy mét vuông ở thuê nhắc hai con mặc thêm áo ấm. Cô đeo găng hì hục xúc tuyết. Nước mắt nhiều lần lăn, chưa kịp thấy ấm đã giá lạnh thêm. Đôi tay buốt cóng, mỏi mệt ấy sau khi lái xe đưa con đến trường với cách lái vẫn còn xa lạ, e sợ, dè dặt. Cô luôn sợ bất trắc. Ở xứ lạ, cô không cho phép bất trắc ghé thăm.
Xong phần hai đứa nhỏ, cô lại tiếp tục đeo bao tay lau dọn nhà cửa, chăm sóc người già, bệnh nói cùng tiếng nói với cô với đồng lương mà lẽ ra nếu có quốc tịch và bằng cấp họ sẽ phải trả cho cô cao hơn gấp chục lần. Cô dần lặng lẽ hơn trên mạng xã hội, người ta cũng quên cô chừng như vội... Ngày xưa, thuyền nhân quăng thân lên thuyền chòng chành sóng dữ, đánh đổi vận mạng tìm vùng đất mới. Ngày nay, thời bình, cũng vạn người lên máy bay, êm ái, yên ả đặt chân lên đất Mỹ để khởi đầu một cuộc sống đầy bão lòng. Bỏ lại tất thảy nơi đất mẹ để tị nạn trăm ngàn điều riêng mỗi người tự có.
Có kẻ tìm thấy đất lành khi chọn đời thiên di. Có người muôn năm vẫn chòng chành tự nhủ, dẫu gì cũng đỡ hơn cái này, cái nọ ở quê hương để an ủi mình. Xưa thuyền nhân ra đi là thà chết. Nay người lên máy bay quay đi cùng lắm là khổ. Người người vẫn ra đi để đổi màu hộ chiếu. Đi để đổi tương lai thế hệ mình rứt ruột sinh ra trên đất mẹ...”.
Đây là tâm sự của người mẹ chia sẻ trên Facebook, cũng là câu chuyện truyền cảm hứng cho buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay. Có thể thấy rằng, quyết định đi vì tương lai của con ngày càng phổ biến, trước những khủng hoảng về giáo dục, ô nhiễm môi trường cũng như tình trạng thực phẩm bẩn không có hồi kết?
- Bà Trang Jena Nguyễn: Đúng vậy, khá nhiều trong số bạn bè tôi đã quyết định đi. Có người được người thân bảo lãnh, có người đi theo dạng đầu tư nước ngoài, cũng có người tìm mọi cách để ra nước ngoài cùng con. Họ quyết định đi để con có môi trường giáo dục tốt, có thức ăn sạch và không khí trong lành hơn.
Tuy nhiên, tôi nghĩ chất lượng cuộc sống cho cả gia đình là rất quan trọng. Gia đình chồng tôi ở Thụy Sĩ, nên tôi có cơ hội gặp nhiều gia đình người Việt ở đây, không ít trong số đó gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể hòa nhập được cả về ngôn ngữ lẫn văn hóa, dù điều kiện tài chính rất tốt. Có một người mẹ phải bỏ con lại cho chồng ở Thụy Sĩ để trở về Việt Nam chữa bệnh trầm cảm...
- Ông Trần Sĩ Chương: Về chuyện đi hay ở, chúng ta không có một câu trả lời chung nào đúng cả cho mọi người. Những thông tin đưa ra ở buổi nói chuyện này chỉ dựa trên kinh nghiệm và suy nghĩ chủ quan của chúng ta. Còn đi hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh đặc biệt của họ. Theo tôi, đa số người quyết định đi vì họ bị hấp dẫn bởi hình ảnh hào nhoáng bên ngoài của một quốc gia, như Mỹ chẳng hạn. Họ đi du lịch vài ngày thấy Mỹ là một đất nước văn minh, hiện đại, chưa kể các công ty tư vấn lại thường vẽ ra cuộc sống trong mơ ở Mỹ. Nhưng thực tế, cuộc sống lại không hoàn hảo như khi bạn chỉ “cỡi ngựa xem hoa”. Chẳng hạn như bạn biết rằng ở Mỹ, sức khỏe người dân được đảm bảo bởi an sinh xã hội, nhưng thí dụ bệnh nhân muốn hẹn gặp bác sĩ rất khó, không dễ dàng như ở Việt Nam, đó là chưa kể đến một số bất cập khác về mặt xã hội mà có ở mới biết chứ không toàn màu hồng.
- Ông Trần Đức Cảnh: Tôi cho rằng, quyết định đi còn do tác động của điều kiện kinh tế - xã hội. Trước đây, như thời của tôi đời sống trong nước quá khó khăn, chúng tôi chỉ có một ý nghĩ là đi để đổi đời. Nhưng nay, hầu hết các gia đình muốn cùng con đi nước ngoài đều có điều kiện tương đối, nên họ lên kế hoạch chu đáo hơn. Hơn nữa, khi thu nhập tốt hơn và mức sống ngày càng cao hơn, thì cha mẹ muốn con có điều kiện giáo dục tốt, tương lai xán lạn hơn là điều dễ hiểu. Cần phải lắng nghe xem những người đã sống từ 3-5 năm ở nước ngoài, họ có còn muốn quay trở về hay không?
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Được biết, cả bốn chuyên gia hôm nay đều có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn cho những người đi định cư nước ngoài, đặc biệt là ông Trần Đức Cảnh, các ông bà có thể chia sẻ nhiều hơn về điều này?
- Ông Trần Đức Cảnh: Tâm lý chung thường giai đoạn đầu (khoảng 3 đến 12 tháng) ra sống ở nước ngoài, tâm trạng khá phấn khởi, vì mọi thứ xung quanh đều mới lạ và thú vị. Thời gian sau đó, tâm trạng của họ bắt đầu trầm xuống, lo lắng khi phải đối mặt với thực tế ở môi trường mới, công việc làm, tài chính gia đình, liên hệ gia đình, bạn bè... Giai đoạn trải nghiệm thực tế. Sau 3 năm hoặc hơn, họ sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, dù khó khăn vẫn còn nhưng họ bắt đầu chấp nhận và thích nghi.
Những người muốn trở về lại Việt Nam tỷ lệ không nhiều, tôi nghĩ là dưới 30%. Trong khi trẻ con bắt nhịp cuộc sống và hội nhập vào xã hội mới nhanh và tự nhiên hơn. Người càng lớn tuổi càng khó hội nhập. Tuy nhiên, tâm lý hội nhập dễ dàng hay không còn tùy thuộc vào các yếu tố như trình độ, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ và tiếp cận văn hóa, tuổi tác, liên hệ gia đình, thân nhân...
- Bà Ngô Trang: Đôi khi, cha mẹ quyết định ở lại không phải vì họ đã thích nghi, mà vì tâm lý không muốn thất bại trở về. Mặt khác, họ quyết định đi vì con thì họ sẽ cố gắng vượt qua mọi gian khổ, để được ở bên con, giúp con yên tâm học hành.
- Ông Trần Sĩ Chương: Đúng vậy, một nét văn hóa gia đình quen thuộc ở Việt Nam là cha mẹ hy sinh tất cả vì con. Thêm vào đó, không ít người Việt Nam cảm thấy mặc cảm về nguồn gốc xuất thân của mình. Vì cứ chất chứa nỗi mặc cảm ấy, nên họ không thấy được rằng, Việt Nam đang có điều kiện sống tốt.
- Ông Trần Đức Cảnh: Tôi quan sát thấy hoàn cảnh của nước ta hiện khá tương đồng với hoàn cảnh của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông những năm 80-90. Phụ huynh cũng khát khao cho con du học như chúng ta lúc này. Thời điểm ấy, tôi có thời gian làm việc ở Phillips Academy, một trong những trường trung học nội trú hàng đầu ở Mỹ, thu hút đông đảo du học sinh từ châu Á... Thời trước các phương tiện thông tin, liên lạc giữa học sinh và gia đình không được phong phú và tiện ích như bây giờ, nên học sinh nhỏ tuổi và gia đình phải phấn đấu rất nhiều, cũng một số trường hợp bị trầm cảm phải về nước. Do đó sự chuẩn bị tâm lý rất quan trọng cho các trường hợp cho con đi du học sớm.
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Du học sớm hiện nay đang là trào lưu tại Việt Nam. Cha mẹ được khuyên cho con du học sớm với các lý do là các em sẽ có khả năng hòa nhập cao hơn về nhiều mặt trong cuộc sống: khả năng ngôn ngữ, thích nghi với cuộc sống, thích nghi với môi trường học… Ông lại nghĩ rằng điều này là không nên, ông có thể giải thích vì sao?
- Ông Trần Sĩ Chương: Tôi thấy mình may mắn khi du học sau 18 tuổi. Đến tuổi đó, tôi đã ý thức được mình là người Việt Nam và đó là điều đáng tự hào. Hơn nữa, trong những năm trung học, tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với gia đình, bạn bè. Sợi dây gắn kết gia đình cũng hình thành trong những năm này. Cha mẹ muốn mang “sợi dây gắn kết” này ra nước ngoài là bất khả thi. Ở nước ngoài, cha mẹ có muốn quan tâm, bảo bọc con cũng không thể. Bởi vì, môi trường giáo dục lẫn môi trường sống đều đề cao sự tự lập, tự do cá nhân. Nếu cha mẹ cố gắng giữ con trong vòng kiểm soát thì chỉ tạo thêm áp lực cho con mà thôi.
- Bà Ngô Trang: Đúng như vậy. Cha mẹ đi theo con là muốn con không bị chới với ở môi trường nước ngoài, nhưng sự quan tâm, lo lắng quá mức lại có tác dụng ngược, khiến con cảm thấy áp lực, mất tự tin. Đó là chưa kể kỳ vọng mà cha mẹ đặt lên con, khiến con cảm thấy nặng nề hơn so với khi còn học ở Việt Nam.
- Ông Trần Đức Cảnh: Như một hiện tượng tâm lý thường thấy, cha mẹ Việt Nam có xu hướng tạo điều kiện để con thực hiện ước mơ của mình. Cha mẹ ngày xưa đói khổ thì muốn con kiếm được nhiều tiền. Cha mẹ ít học thì muốn con có bằng cấp, địa vị cao... Cha mẹ nghĩ đó là thương con, muốn con có những thứ tốt đẹp, nhưng nếu không suy nghĩ thấu đáo, những điều này chỉ tạo thêm áp lực, gánh nặng cho con mà thôi. Cuối cùng, mong muốn của mẹ áp đặt lên con chứ không phải sự lựa chọn của con.
- Ông Trần Sĩ Chương: Trẻ con cần một chỗ dựa tinh thần, cần động lực chứ không cần áp lực. Cha mẹ chính là chỗ dựa tinh thần tốt nhất, cũng là những người khuyến khích, tạo động lực cho con chứ không nên tạo thêm áp lực, nhất là với trẻ nhỏ.
Tìm việc làm ở nước ngoài không dễ
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Cả hai ông đều cho rằng không nên cho con đi du học quá sớm. Vậy trẻ du học ở tuổi nào là phù hợp?
- Ông Trần Đức cảnh: Tôi không khuyến khích cho con du học trước 14 tuổi. Nếu cha mẹ muốn cho con du học sớm thì cần phải có sự chuẩn bị nhiều hành trang cho con từ đầu năm cấp II, quan trọng nhất là các kỹ năng sống, khả năng tự lập và quan trọng hơn cả là chuẩn bị tâm lý cho học sinh và cả gia đình.
- Ông Trần Sĩ Chương: Theo tôi, tốt nhất là sau 18 tuổi, thậm chí các em có thể học đại học trong nước, du học các chương trình sau đại học. Vì các trường đại học trong nước cũng đang tốt lên.
- Bà Ngô Trang: Thực ra với tôi, phụ huynh không nên quá nặng nề chuyện cùng con đi du học. Tôi có người bạn thân là doanh nhân thành đạt, chồng làm đại diện cho tập đoàn lớn tại Việt Nam. Vợ chồng bạn có thể nói là có dư điều kiện để cho con du học và cả nhà thuận lợi sang Mỹ định cư. Nhưng cô ấy nói: “Tôi học ở Việt Nam mà nay vẫn thành công, vẫn có cuộc sống sung túc như mong muốn. Vậy tại sao phải bắt con đi học ở nước ngoài? Người đủ năng lực thì học ở đâu, sống ở đâu cũng có thể thành công”.
Tất nhiên tôi không bác bỏ chuyện cho con du học. Tôi chỉ muốn phụ huynh cân nhắc kỹ về chuyện này, để không chạy theo trào lưu một cách mù quáng. Tôi làm trong ngành giáo dục nên có tìm hiểu về các chương trình giáo dục ở Việt Nam. Hiện đã có nhiều chương trình tốt cho học sinh ở mọi cấp học, trong đó không thiếu các chương trình được nhượng quyền từ nước ngoài.
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Rõ ràng, cha mẹ không đánh giá cao giáo dục và đào tạo trong nước, nên mới muốn con du học nước ngoài để hưởng nền giáo dục tiên tiến. Là người nhiều năm làm cố vấn cho các chương trình giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, ông đánh giá thế nào về giáo dục Việt Nam nói chung, thưa ông Trần Đức Cảnh?
- Ông Trần Đức Cảnh: Theo tôi nhận thấy, các chương trình trung học ở nước ta khá tốt về chất lượng, khá khớp với chương trình của Mỹ. Điều thiếu sót là học sinh chưa được bổ sung các kỹ năng mềm, kỹ năng tự chủ, sáng tạo... Phần thể dục thể thao cũng cần được chú trọng hơn, thay vì chỉ tập trung vào việc học. Quan niệm của các trường top đầu của nước ngoài, họ chỉ muốn nhận một học sinh/sinh viên có yếu tố toàn diện: học thuật, kỹ năng mềm, và thể lực. Điểm học chỉ là một phần của khả năng thành công. Tôi nghĩ cha mẹ học sinh đã nhìn rỏ việc này hơn ai hết.
- Ông Trần Sĩ Chương: Nhưng một đứa trẻ ra nước ngoài muốn thành công phải có sự năng động, tự tin và vốn tiếng Anh thật tốt. Nếu con bạn vốn rụt rè và ngại giao tiếp, thì tôi e rằng ra nước ngoài chỉ tạo thêm áp lực, khó khăn cho con mà thôi. Dù tốt nghiệp đại học thì công việc cũng không thuận lợi như cha mẹ mong muốn.
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Cha mẹ cũng rất quan tâm đến cơ hội ở lại và làm việc ở nước ngoài của con khi du học, ông, bà có thể chia sẻ nhiều hơn về bức tranh này?
- Ông Trần Sĩ Chương: Chuyện lấy bằng đại học ở Mỹ không quá khó, nếu có đủ điều kiện tài chính. Một số học sinh không giỏi thì học đến 7-8 năm mới ra trường cũng có thể có bằng. Tuy nhiên, giá trị bằng cấp của các trường hàng đầu với các trường khác không giống nhau.
- Ông Trần Đức Cảnh: Bằng cấp thì dễ có, nhưng kỳ vọng ở lại Mỹ thì phải phấn đấu rất nhiều. Nếu bạn học ở các trường hàng đầu thì các công ty có thể “săn” bạn từ những năm còn trên ghế nhà trường. Còn với bằng cấp ở các trường trung bình thì cơ hội ở lại làm việc cần có yếu tố may mắn nữa.
Một chương trình có từ lâu cho phép ở lại Mỹ làm việc là F1B. Chương trình này chấp nhận bằng cử nhân trở lên có hai năm kinh nghiệm, thường là ưu tiên các ngành STEM, y dược, điều dưỡng, còn sinh viên ngành khác thì cơ hội nghề nghiệp rất khó.
Theo tôi, lý tưởng nhất là du học sinh có cơ hội làm việc ở nước ngoài một thời gian lấy kinh nghiệm, trở về nước làm việc khi có điều kiện. Trung Quốc và các nước trong khu vực đã tận dụng lực lượng du học sinh và nguồn lực kiều bào của họ phát triển kinh tế xã hội rất hiệu quả 3-4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, nếu so sánh thì nước ta hiện nay chỉ mới ở điểm bắt đầu.
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Cảm ơn ông, bà về những chia sẻ trên.
Chuẩn bị tâm thế vượt qua nỗi thất vọng
Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Hồng Hà: Với những gia đình đã quyết định đi vì tương lai của con, chắc hẳn phải chuẩn bị rất nhiều, từ tài chính đến những sự giúp đỡ khi có bất trắc. Về vấn đề này, ông, bà có lời khuyên gì cho họ không?
- Ông Trần Sĩ Chương:Quan trọng nhất là chuẩn bị tâm thế vượt qua nỗi thất vọng. Tôi biết có những bác sĩ, doanh nhân rất thành công ở Việt Nam, sang đó phải bắt đầu cuộc sống mới khá nhọc nhằn.
Tóm lại, trước khi trả lời câu hỏi nên hay không nên, cha mẹ cần phải biết rõ “tương lai của con” mà họ muốn là gì. Tương lai đó là con sống ở nước ngoài như một công dân toàn cầu, hay con có một tấm bằng để trở về Việt Nam, hay chỉ cần con có sự nghiệp tốt. Nếu muốn con định cư ở nước ngoài thì cha mẹ nên đi. Còn nếu muốn con thành công thì hãy để con du học một mình. Không nhất thiết cha mẹ phải từ bỏ hết tất cả để đi theo con.
- Bà Trang Jena Nguyễn: Nhiều cha mẹ muốn đi để thoát khỏi áp lực cuộc sống ở Việt Nam. Nhưng tôi khuyên họ phải giải quyết stress ở đây trước, bởi vì sang nước ngoài, họ sẽ bị stress nặng nề hơn chứ đó không phải là lối thoát như họ nghĩ.
Một điều cũng quan trọng không kém, đó là hãy hỏi ý kiến con trước khi bắt con đi du học. Một đứa trẻ sẵn sàng cho cuộc sống tự lập ở nước ngoài thì hoàn toàn có thể trả lời câu hỏi “con có muốn đi du học không?”. Tôi từng biết trường hợp học sinh bị trầm cảm vì cha mẹ muốn con đi du học bằng mọi giá. Đứa trẻ đã phản đối bằng cách chơi game suốt ngày, bỏ bê việc học.
- Bà Ngô Trang: Cha mẹ phải tự tin, tự lập, có sự nghiệp và hạnh phúc thì mới giúp được con. Khi cha mẹ “không là ai” ở nước ngoài thì làm sao họ có thể mang lại hạnh phúc cho con?
- Ông Trần Đức Cảnh: Thật ra,quyết định mang tính cá nhân, nhận thức và giá trị mỗi người có khác nhau, giá trị tương lai của con, giá trị chất lượng sống của gia đình... Nhưng chúng ta luôn nhớ rằng, hạnh phúc của cha mẹ đồng hành với hạnh phúc của con. Và chúng ta không kỳ vọng quá nhiều vào cuộc sống ở nước ngoài, cần nhận biết như thế nào là đủ đầy và biết quý trọng giá trị hạnh phúc mà mình đang có.
Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành bang A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten.