Chuyên gia dự đoán, điểm chuẩn vào các trường đại học đào tạo ngành báo chí, truyền thông năm nay có thể tăng nhẹ 0,25 - 0,5 điểm so với năm ngoái.
Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền năm 2023
Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn năm 2024.
Theo đó, các ngành báo chí, truyền thông lấy thang điểm 40. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp với 37,7 điểm, trung bình hơn 9,4 điểm/môn.
Một số ngành lấy mức 37 điểm trở lên gồm Báo chí truyền hình lấy 37,21, Truyền thông Marketing lấy 37,38.
Các mức điểm chuẩn này đều thuộc tổ hợp D78 (văn, khoa học xã hội, tiếng Anh).
Điểm chuẩn Học viện báo chí và tuyên truyền năm 2023 ở phổ điểm 30 phổ biến ở 24-25 điểm, trong đó ngành có điểm chuẩn cao nhất là truyền thông đa phương tiện với 28.86 điểm, ngành lịch sử xếp thứ hai với điểm chuẩn là 28.56 điểm. Ở thang điểm 40 với môn văn nhân hệ số 2, ngành có điểm cao nhất là quan hệ công chúng chuyên nghiệp 38.02 điểm, xếp thứ hai là ngành báo truyền hình có điểm chuẩn là 37.32 điểm. Ngành có điểm thấp nhất ở thang điểm 40 là báo mạng điện tử 33.92 điểm.
Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2024
Trên đây là điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024. Trong các chuyên ngành thuộc ngành báo chí, chỉ duy nhất 1 ngành lấy dưới 35 điểm là Báo in, tổ hợp khối D72 (văn, khoa học tự nhiên, tiếng Anh), lấy 34,98. Các ngành còn lại đều từ 35 điểm trở lên, tức từ 8,75 điểm/môn.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam hiện nay đào tạo chuyên ngành Truyền thông Đại chúng, Học viện hàng năm luôn nhận được nhiều câu hỏi từ các bậc phụ huynh và các em học sinh về ngành, đặc biệt là điểm chuẩn. Để giải đáp vấn đề này, Tiến sĩ Lê Thu Hà, Phó viện trưởng Viện Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có những chia sẻ với phóng viên về quan điểm của cô đối với vấn đề này.
Bức tranh tổng quan về điểm chuẩn
Được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 2018, ngành Truyền thông Đại chúng đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những ngành có điểm đầu vào cao nhất tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Điểm chuẩn của ngành qua từng năm cũng có sự tăng nhẹ, thể hiện qua các phương thức xét tuyển.
Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Nhằm giải đáp những câu hỏi xoay quanh về xu hướng điểm chuẩn những năm gần đây, phóng viên đã có buổi gặp gỡ với TS Lê Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chủ đề này.
Phóng viên (PV): Thưa cô, lý do chính khiến điểm chuẩn ngành truyền thông đại chúng luôn có sự tăng nhẹ so với năm trước là gì ạ?
TS Lê Thu Hà: Như các em có thể thấy, ngành truyền thông đại chúng hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là trong thị trường lao động trẻ. Các bạn sinh viên, thậm chí là các bạn sinh viên năm nhất cũng vẫn có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, và khi ra trường tỷ lệ sinh viên đi theo ngành truyền thông rất nhiều. Đồng thời trong bối cảnh chuyển đổi số, và nhất là thời gian vừa rồi sau khi chúng ta trải qua đại dịch covid, mọi người cũng nhận ra một điều rằng, rất nhiều ngành nghề có thể bị ảnh hưởng, nhưng riêng ngành truyền thông lại có những cơ hội phát triển rất tốt. Chính vì thế, điểm chuẩn ngành Truyền thông Đại chúng tăng một phần cũng do phụ huynh và học sinh thấy được tiềm năng mà ngành đem lại cho tương lai con em mình.
Một số ngành nghề sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông đại chúng.
TS Lê Thu Hà cũng cho rằng: “Sinh viên ngành truyền thông nói chung và ngành Truyền thông Đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng trong mỗi lần xét tuyển đều thể hiện được sự phát triển về năng lực và điểm số. Có rất nhiều gương mặt điển hình của ngành và của viện đã gặt đã hái nhiều giải thưởng, thành tích lớn, điều đó khẳng định chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như bản sắc, đặc thù riêng của sinh viên Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền."
Sinh viên Nguyễn Bá Khải lớp TTĐC K39 A1 - Đoạt giải A tại lễ trao giải Thắp Sáng.
Điểm chuẩn năm 2023 liệu có tăng?
Nhận định về điểm chuẩn ngành Truyền thông Đại chúng năm 2023, theo TS Lê Thu Hà, việc dự đoán là không dễ dàng, bởi điểm chuẩn của mỗi năm đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là đối với các phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp. Song, khi hỏi về dự đoán riêng của cô, TS Lê Thu Hà cho rằng điểm chuẩn của ngành năm nay sẽ ít nhất bằng với số điểm của năm trước, và có thể sẽ tăng nhẹ.
Việc nhìn nhận tổng quan về điểm chuẩn sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh đặt ra mục tiêu điểm số và lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp. Kỳ thi THPTQG đã sắp tới gần, chúc các em học sinh đạt được kết quả cao, hoàn thành mục tiêu trở thành sinh viên K43 Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp THPT, với ngành cao nhất là quan hệ công chúng khối C00 (Văn, Sử, Địa), với 29,1 điểm.
Tối 17/8, nhiều trường đại học khối khoa học xã hội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển, trong đó, nhóm ngành báo chí, truyền thông tiếp tục duy trì mức điểm chuẩn cao, gần chạm ngưỡng tuyệt đối.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố điểm chuẩn theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, với ngành cao nhất là quan hệ công chúng khối C00 (Văn, Sử, Địa), với 29,1 điểm. Xếp sau đó là ngành Hàn Quốc học khối C00 với 29,05; ngành báo chí khối C00 với 29,03 điểm. Hầu hết các ngành của trường ở khối C00 đều lấy trên 27 điểm, tức trên 9 điểm/môn mới trúng tuyển.
Mức điểm chuẩn này tăng nhẹ so với năm trước. Năm 2023, điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông có 5 ngành trên 28 điểm gồm quan hệ công chúng, báo chí, đông phương học, Hàn Quốc học và tâm lý. Trong đó, ngành quan hệ công chúng có điểm cao nhất là 28,78 ở khối C00.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông dao động từ 22,85-28,9 điểm. Trong đó, ngành báo chí đứng đầu với điểm chuẩn là 28,9 điểm (tổ hợp C00).
Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn cho 32 ngành, chuyên ngành đào tạo ở ba phương thức: xét bằng điểm thi tốt nghiệp, xét học bạ, xét tuyển kết hợp (điểm SAT, IELTS hoặc tương đương).
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai thang điểm chuẩn 30 và 40. Ở thang điểm 30, ngành truyền thông đa phương tiện lấy cao nhất với 28,25 ở tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Tiếp đó là ngành truyền thông đại chúng, cũng ở tổ hợp này, với 28,05.
Ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước lấy 24,68 điểm tại tổ hợp A16 (Toán, Văn và Khoa học Tự nhiên), thấp nhất trong thang này.
Các ngành khác gần như không dưới 25. Ở thang 40, ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 38,12 tại ngành Lịch sử, tổ hợp C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử). Ngôn ngữ Anh, tổ hợp D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) thấp nhất với 34,7 điểm.
Theo thông báo điểm trúng tuyển đối với hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 của Học viện Ngoại giao, điểm chuẩn tổ hợp C00 của các ngành đều ở mức cao nhất so với tổ hợp còn lại trong cùng ngành.
Điểm trúng tuyển cao nhất là ngành Trung Quốc học có điểm chuẩn tổ hợp C00 là 29,2/30 điểm, trung bình trên 9,7 điểm/môn thi. Kế đến là ngành truyền thông quốc tế 29,05/30 điểm./.
Chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp lấy điểm chuẩn cao nhất trường - 38,02.40 điểm, trung bình thí sinh phải đạt 9,51 mỗi môn mới trúng tuyển.
Sáng 23/8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn của 39 chuyên ngành đào tạo.
Ở thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất - 28,68 điểm tại tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Ngành Lịch sử cao thứ hai với 28,56 điểm, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) và C19 (Văn, Sử, Giáo dục công dân). Những ngành và tổ hợp còn lại phổ biến mức 24-25 điểm.
Với thang điểm 40 (môn Văn nhân hệ số 2), ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp cao nhất với 38,02 điểm tại tổ hợp D78 (Văn, Khoa học xã hội và Tiếng Anh) và R26 (Văn, khoa học xã hội, điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh). Cũng tại hai tổ hợp này, chuyên ngành Báo Truyền hình lấy 37,23 điểm, cao thứ hai.
Ngành thấp thất ở nhóm này là Báo mạng điện tử chất lượng cao - 33,92 điểm.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2023 như sau:
Thí sinh trúng tuyển sẽ nhập học trực tiếp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 9/9.
Khuôn viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ảnh: AJC
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay tuyển 1.950 sinh viên theo ba phương thức, gồm xét học bạ, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và học bạ, căn cứ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí. Với các ngành còn lại, học phí năm tới của hệ đại trà dự kiến 506.000 đồng một tín chỉ, hệ chất lượng cao 1,47 triệu đồng một tín chỉ.
Năm ngoái, ở các ngành lấy điểm chuẩn theo thang điểm 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy điểm cao nhất - 29,25. Với các ngành xét theo thang điểm 40, ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp đứng đầu với 37,6 điểm.