- Hãy thu thập thông tin và viết báo cáo trình bày sự phát triển công nghiệp của CHLB Đức.
Gợi ý một số thông tin tham khảo
- Thu thập tư liệu từ một số website như:
+ Ngân hàng Thế giới: https://www.worldbank.org
+ Cục Thống kê CHLB Đức: https://www.destatis.de
Bảng 1. Quy mô và tỉ lệ đóng góp của giá trị sản xuất công nghiệp CHLB Đức, giai đoạn 2000-2021
Bảng 2. Thông tin cơ bản về cơ cấu ngành công nghiệp và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp ở CHLB Đức
Hình 1. Phân bố một số trung tâm công nghiệp và ngành công nghiệp ở CHLB Đức, năm 2021
Cộng hòa Liên bang Đức là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quan trọng của châu Âu. Với dân số khoảng 80 triệu người và diện tích lãnh thổ khoảng gần 360.000 km2, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia có dân số đông nhất và cũng là nền kinh tế phát triển năng động nhất của Liên minh châu Âu (EU).
a. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức.
- Nền công nghiệp Đức đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Đức. Năm 2021, ngành công nghiệp chiếm khoảng 26.6% GDP và sử dụng khoảng 24% lực lượng lao động của Cộng hòa Liên bang Đức.
- Các ngành công nghiệp của Đức cũng đóng góp lớn vào GDP ngành công nghiệp của EU. Theo số liệu công bố của Tổ chức Ngân hàng Thế giới, năm 2021, công nghiệp của Đức chiếm khoảng 28.6% GDP toàn ngành công nghiệp của EU.
b. Cơ cấu và tình hình phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Liên bang Đức
- Ngành công nghiệp của Đức có tính chuyên môn hóa cao, công nghệ hiện đại, phát triển và chế tạo được nhiều sản phẩm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các thiết bị công nghệ mới.
- Các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh của Đức bao gồm: sản xuất và chế tạo máy bay, tàu vũ trụ, ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị điện tử, hóa chất, dược phẩm. Đây cũng là những sản phẩm mà Đức có xuất khẩu nhiều ra thế giới. Đa số các sản phẩm xuất khẩu từ Đức được đánh giá có chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã và chủng loại…
+ Ngành sản xuất ô tô cũng đạt được những thành tựu ấn tượng: năm 2021, Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia sản xuất ô tô đứng thứ 4 thế giới; trung bình từ 3,5 - 4,0 triệu chiếc/năm; chiếm 90% lượng ô tô xuất khẩu hạng sang trên thế giới.
Hình 2. Một số hãng xe hơi nổi tiếng của Đức
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngành công nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức. Năm 2021, giá trị sản xuất của ngành này là 260 tỉ Ơrô, đóng góp đáng kể vào GDP đất nước. Trong đó, 81% máy móc được xuất khẩu.
+ Công nghiệp điện tử - tin học có vai trò quan trọng trong nền kinh tế 4.0, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, đóng góp khoảng 3% GDP và khoảng 10% tổng trị giá xuất khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức.
c. Phân bố một số ngành và trung tâm công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức
- Các trung tâm công nghiệp của Cộng hoà Liên bang Đức phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ. Hướng chuyên môn hoá đa dạng với nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại khác nhau cụ thể:
+ Cô-lô-nhơ: điện tử -viễn thông, cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, sản xuất ô tô.
+ Phran-Phuốc: điện tử- viễn thông, hóa chất, thực phẩm, sản xuất ô tô.
+ Muy-ních: cơ khí, điện tử- viễn thông, hóa chất, sản xuất ô tô, thực phẩm, dệt may.
+ Xtút-gát: điện tử viễn thông, cơ khí, sản xuất ô tô, thực phẩm.
+ Béc-lin: cơ khí, hóa chất, điện tử- viễn thông, thực phẩm, dệt may.
Hình 3. Các trung tâm công nghiệp chính của Cộng hòa Liên bang Đức
Luật cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức (tiếng Đức: Grundgesetz für die Bundesrepublik Deutschland) là Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức. Được phê chuẩn ngày 8 tháng 5 năm 1949 tại Bonn với chữ ký của 3 quốc gia Anh, Pháp, Hoa Kỳ phe đồng minh phương Tây ngày 12 tháng 5 năm 1949 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 5 năm 1949. Ban đầu hiến pháp này được áp dụng trong Ba Vùng (khu vực do các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp chiếm đóng tại Tây Đức) sau đó là Cộng hòa Liên bang Tây Đức, tuy cũng áp dụng nhưng không có hiệu lực chinh thức tại Tây Berlin.
Từ Luật cơ bản được dùng thay vì hiến pháp để chỉ tính cách tạm thời chỉ có giá trị cho Tây Đức, và một hiến pháp mới sẽ thay thế khi nước Đức thống nhất được chuẩn bị sẵn theo điều 146.
Mặc dù một số điều dựa vào Hiến pháp Cộng hòa Weimar, tuy nhiên các người soạn thảo muốn đảm bảo một nhà độc tài sẽ không có được cơ hội lên nắm quyền lực với bản Hiến pháp mới này. Đảm bảo nhân quyền và nhân phẩm được đặt lên hàng đầu. Các nguyên tắc Cộng hoà, Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền và Nhà nước xã hội là phần quan trọng của Hiến pháp. Các điều trong Hiến pháp là cố định không thể xóa bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung theo cách thông thường.
Quyền cơ bản là chương đầu tiên trong bản Hiến pháp. Nội dung chính của chương quy định về các quyền cơ bản cá nhân của một công dân với nhà nước. Thể hiện sự tự do nhân quyền của nước Đức. Đây là nội dung chính của toàn bộ bản Hiến pháp.
Điều 1: Nhân phẩm-nhân quyền-giá trị pháp lý của các quyền cơ bản
Giữa tháng 2 và tháng 6 năm 1948. Hội nghị London của 6 nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg đã họp bàn về tương lai của Tây Đức. Kết thúc Hội nghị với kết luận thành lập một nhà nước Tây Đức dân chủ và liên bang.
Ngày 1 tháng 7 năm 1948, đại diện 3 nước phương Tây (Anh, Pháp, Hoa Kỳ) triệu tập các chủ tịch bang của Tây Đức tại Frankfurt và bắt cam kết thi hành theo tài liệu Frankfurt (Frankfurter Dokumente).[1] Theo điều 1 của Frankfurter Dokumente các chủ tịch bang phải thành lập 1 hội đồng hiến pháp, tạo ra một bản hiến pháp dân chủ và liên bang cho Tây Đức.
Các chủ tịch bang không hài lòng, vì những điều họ phải thực hiện đưa tới sự chia cắt nước Đức trong tương lai. Một vài ngày sau họ triệu tập 1 hội nghị tại Rittersturz một sườn núi gần Koblenz. Họ quyết định là tất cả những yêu cầu của tài liệu Frankfurt chỉ được thực hiện một cách tạm thời. Vì vậy Quốc hội chỉ được gọi là Parlamentarischer Rat (Hội đồng lập pháp) và Hiến pháp được gọi là Grundgesetz (Luật cơ bản). Bằng những quyết định của các chủ tịch bang, họ muốn khẳng định là, Tây Đức không phải là nhà nước nhất định của dân tộc Đức, mà chính người dân Đức sẽ tự có quyền quyết định và sự thống nhất đất nước sẽ xảy ra trong tương lai.
Dự thảo sơ bộ được làm tại Herrenchiemsee, nên được gọi là tạm ước Herrenchiemsee (10-23/8/1948). Đại biểu Hội nghị được chỉ định bởi các lãnh đạo tại các bang mới thành lập, hoặc được thiết lập lại.
Bắt đầu từ ngày 1/9/1948, Hội đồng lập pháp đã thảo luận về Grundgesetz. Đến ngày 8/5/1949 Hội đồng Lập pháp chấp thuận thông qua và vào ngày 12/5/1949 3 phe chiếm đóng đã phê chuẩn đồng ý. Ngày 23/5/1949 chính thức công bố và có hiệu lực từ ngày đó. Thời kỳ không có hiến pháp chấm dứt, nhà nước Cộng hòa Liên bang Tây Đức ra đời, mặc dù vẫn còn bị phương Tây chiếm đóng. Cuối tháng 5 năm 1949 Đại hội Nhân dân Đức lần thứ 3 được tổ chức tại khu vực thuộc Liên Xô quản lý, Đại hội thống nhất thông qua Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Đức và ngày 7/10/1949 thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nước Đức chính thức bị chia cắt từ đây.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất (3/10/1990), Luật cơ bản trở thành Hiến pháp của toàn nước Đức.
Hiến pháp Đức quy định về chế độ dân chủ đại nghị của nước Đức. Nước Đức chia ra làm 3 hệ thống: hành pháp, lập pháp, tư pháp. Hành pháp do lập pháp kiểm soát để đồng bộ, vì đây là 2 ngành thường xuyên điều hành đất nước, một ngành tư pháp độc lập, để kiểm soát 2 ngành kia. Đức chỉ có 1 ngành quyền lực chuyên để kiểm soát, tránh việc cả ba ngành quyền lực cùng kiểm soát nhau gây khó khăn khi vận hành cơ cấu quốc gia (như ở các nước theo chế độ tổng thống, quốc hội và tổng thống có thể chống nhau dẫn tới tê liệt chính quyền chẳng hạn).
Ngành hành pháp do Tổng thống là người đứng đầu, là nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng là người điều hành chính phủ.
Ngành lập pháp được đại diện bởi Bundestag (hạ viện) được bầu cử phổ thông, trực tiếp, phiếu kín. Với các bang của nước Đức được đại diện bởi Bundesrat (thượng viện).
Ngành tư pháp do Tòa án Hiến pháp Liên bang đứng đầu, giám sát tính hợp hiến và luật.
Luật cơ bản Đức 1949 đã có sự tách biệt rõ đâu là quyền (Rechte) và đâu là nghĩa vụ (Pflichte) cơ bản của công dân. Ưu điểm quy định này là bất cứ ai khi đọc luật cơ bản cũng có thể hiểu được điều gì được phép làm (quyền) và những gì bắt buộc phải làm (nghĩa vụ).[2]
Hiến pháp chỉ được sửa đổi khi thấy cần thiết, ảnh hưởng đến toàn bang hoặc nhà nước.
Điều 79: Sửa đổi Hiến pháp Liên bang