Hoàng Hạc Lâu là bộ phim tái hiện vẻ đẹp làng quê Việt Nam vào năm 1955, ca ngợi lòng nhân hậu và đạo lý làm người. Nhân vật chính, Hồng Thắm, một cô gái mồ côi làm gia đinh trong nhà hội đồng Bùi, đã trải qua nhiều sóng gió trong tình yêu với Bùi Hiếu Hạc. Dù bị ngăn cấm và đối mặt với khó khăn, Hồng Thắm vẫn giữ lòng chung thủy và phụng dưỡng bà hội đồng khi bà gặp biến cố. Bên cạnh đó, phim còn xoay quanh những mâu thuẫn giữa các nhân vật phản diện và người lương thiện. Cuối cùng, những kẻ ác phải trả giá, còn hạnh phúc thuộc về những người biết sống đúng đạo lý. Phim nhẹ nhàng hướng thiện với thông điệp sâu sắc về tình yêu và lòng nhân ái.
Câu 5 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?
- Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách cổ điển.
- Bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm: Tính khuôn mẫu và những chuẩn mực về tư tưởng, đạo lý,...cũng như những quy ước của thể loại thơ, hệ thống ngôn từ và sử dụng rất nhiều hình ảnh ước lệ, điển tích, điển cố,...
Câu 2 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối)
Tình cảm và cảm xúc của chủ thể trữ tình đã được thể hiện qua sự thay đổi của bức tranh qua bốn câu thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
- Nhà thơ dường như không miêu tả hình ảnh của Hoàng Hạc Lâu ở thời điểm hiện tại mà là nhớ về kỷ niệm trong quá khứ, về một thời đã qua đi mất.
- Sống ở hiện thực hướng đến tương lai nhưng tác giả lại luôn đắm chìm trong tâm trạng hoài cổ, không thể thoát ra hỏi không gian tịch mịch cô liêu được.
- Tác giả luôn tiếc nuối quá khứ đẹp đẽ, vui vẻ mà đã qua đi mất. Ông luôn biết kỷ niệm đã qua đi thì không bao giờ có thể quay trở lại được nhưng tác giả vẫn luôn giữ lại cảm giác trống trải và tiếc nuối trong tâm hồn của mình.
Câu 1 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ
- Chủ thể trữ tình chính là tác giả
Bao trùm bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ. Qua khung cảnh đó, người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương đất nước cũng như nỗi nhớ quê nhà và nỗi buồn man mác của tác giả.
Tác giả đã khiến cho bài thơ Hoàng Hạc Lâu trở thành một bức tranh rõ nét về cảnh ở lầu Hoàng Hạc mà người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy. Khi đứng trước Hoàng Hạc Lâu, nhà thơ dường như quay trở lại với quá khứ, với kỷ niệm nơi quê nhà và là giây phút suy ngẫm lại về cuộc sống.
Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
Câu 3 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ
- Có thể chia tác phẩm thành 4 phần:
- Cả bản phiên âm lẫn bản dịch thơ thứ 2 đều ngắt theo nhịp 4/3. Còn bản dịch thơ thứ nhất thì theo nhịp thơ lục bát.
- Bốn câu thơ đầu tiên là hai mặt đối lập gần như hoàn toàn giữa: quá khứ với hiện tại, xưa và nay, còn và mất, thực và hư, đối thanh điệu.
- Bốn câu thơ cuối là sự đối lập giữa không gian của thực tại và không gian trong tâm tưởng của tác giả.
Soạn bài Hoàng Hạc lâu: Trước khi đọc
Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.
- Hoàng Hạc Lâu, hay Lầu Hoàng Hạc, là một công trình mang tính lịch sử và văn hóa ý nghĩa ở Trung Quốc. Nằm trên đỉnh Hoàng Hạc tại núi Xà Sơn, bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đây là một ngôi tháp có vị trí chiến lược và được ghi nhận trong thi ca Trung Quốc
- Hoàng Hạc Lâu được đánh giá là một trong tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là lâu nổi tiếng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thơ ca ở đất nước này.
Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) - Ngữ văn lớp 10
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 10, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) lớp 10.
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi đã bay đi, không bao giờ trở lại,
Mây trắng ngàn năm còn bay chơi vơi.
Hàng cây đất Hán Dương phản chiếu rõ mồn một trên dòng sông tạnh,
Trên bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi.
Chiều tối [tự hỏi] đâu là quê hương?
Khói và sóng trên sông khiến cho người buồn.
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Khói sóng trên sông não dạ người.
- Thôi Hiệu (704 – 754), quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
- Đỗ tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.
- Thơ ông còn truyền lại hơn 40 bài, một số lượng không nhiều so với các nhà thơ đương thời. Song chỉ với Hoàng Hạc lâu, tên tuổi của ông đã lưu danh thiên cổ.
- Các tác phẩm chính: Hành kinh Hoa Âm (Đi qua Hoa Âm), Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Trường Can hành kỳ 1, Trường Can hành kỳ 2, Trường Can hành kỳ 3, Trường Can hành kỳ 4, Vị Thành thiếu niên hành (bài Hành tuổi trẻ thành Vị), Nhập Nhược Da khê (Vào suối Nhược Da), Cổ ý (Ý xưa), Mạnh Môn hành (Bài hành qua Mạnh Môn), Nhạn Môn Hồ nhân ca (Bài ca của người Hồ ở Nhạn Môn)…
- Hoàng Hạc lâu: tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc còn là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình, nơi mà Lí Bạch đã có cảm hứng viết về cuộc chia tay với cố nhân. Đây cũng là nơi truyền thuyết xưa nói rằng Phí Văn Vi buồn vì thi hỏng tu luyện thành tiên cưỡi hạc vàng bay lên tiên.
b. Hoàn cảnh ra đời: Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.
c. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- 4 câu thơ đầu: Đề cập trực tiếp đến nguồn gốc, tên gọi và định vị lầu Hoàng Hạc ở phương diện thời gian.
- 4 câu cuối: Định vị lầu trong không gian, miêu tả thiên nhiên và trực tiếp biểu hiện tâm trạng.
e. Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
- Những phá cách độc đáo: không kết vần (câu 1, 2 các thanh trắc, thanh bằng đi liền nhau...),...
- Thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả.
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.)
- Câu thơ đầu tiên là một câu thơ phá luật.
- Chữ thứ 2 lẽ ra phải thanh trắc thì ở đây lại thanh bằng.
- Chữ thứ 8 lẽ ra phải vần với chữ thứ 8 các câu 4, 6, 8 và có thanh bằng thì ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc.
→ Tất cả những điều đó đã làm cho câu thơ mang nhịp điệu man mác và diễn tả nối bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước thực tại: người tiên và hạc vàng còn đâu nữa
- Nhà thơ không tả về cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi để nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc mà thôi.
→ Sự hụt hẫng, trống vắng, nuối tiếc trong tâm hồn nhà thơ.
+ Diễn tả sự thật tàn nhẫn, sự bừng tỉnh đến bàng hoàng nhận ra, và nhân vật trữ tình lại càng thấm thía nỗi mất mác.
+ Ba chữ cuối không du du: diễn tả đám mây trắng nhẹ nhàng trong không trung, một đám mây đã trở thành vĩnh hằng, ngàn năm bay mãi, vô tận, muôn đời.
→ Bầu trời nhuốm màu tâm trạng của thi nhân, và phải chăng trong cái hiện hữu của đời người hẳn đã chứa bao cái muôn đời của muôn người.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ,
Phương thảo lê thê Anh Vũ châu.
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
→ Cảnh đẹp, tươi tắn, bình dị nhưng lại vắng lặng, yên tĩnh như một bức tranh tĩnh vật. Một nỗi niềm u buồn phảng phất đâu đây.
- Màu xanh thăm thẳm của cỏ non làm nhà thơ nhói đau, kéo trở về với lòng mình và chợt nhận ra mình đang xa cách cố hương.
- Hình ảnh thơ khói sóng làm người đọc bâng khuâng hiểu, đó là sóng trên sông hay là sóng lòng, là nỗi niềm tâm can của nhân vật trữ tình. → Một nỗi buồn xa xứ, một nỗi nhớ quê.
- Từ sầu kết thúc bài thơ và cũng là từ thể hiện trực tiếp tâm trạng nhân vật trữ tình. Câu thơ dường như bất tận, bài thơ dường như ngân vang mãi bằng âm điệu gợi lên từ từ "sầu".
⇒ Một nỗi buồn dày đặc, miên man mãi đến vô cùng, vô tận.
Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 đầy đủ, chi tiết hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới: