Phương pháp học kanji cung cấp cho Bạn 5 phương pháp học kanji giúp Bạn có cái nhìn về cách học nhằm đạt được hiệu quả cao trong học tập
PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI BẰNG CÁCH HỌC KANJI THEO BỘ THỦ
Cách học kanji theo bộ thủ được xem là phương pháp học kanji hiệu quả và cũng phổ biến. Vậy bạn có biết bộ thủ trong kanji là gì không? – Bộ thủ là 1 cách phân loại kí tự cho việc tìm kiếm, 1 bộ thủ là 1 phần của chữ kanji. Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể nhé:
3 chữ kanji này đều liên quan tới nước như汁(soup), 汚(bẩn), 泳(bơi lội), tất cả đều có thành phần 3 nét giống nhau ở bên trái, 3 nét này được gọi là bộ thủ, bộ này tên là bộ thủy(nước).
Có tổng cộng 214 bộ trong Kanji, các bạn nên phân định thời gian để học từ những bộ cơ bản trước sau đó đến phức tạp sau. Bộ thủ được xem là trợ thủ đắc lực để học Kanji hiệu quả. Vì sao lại nói như vậy? Vì nếu nắm chắc bộ thủ bạn có thể dựa trên bộ thủ để tra cứu Kanji rất dễ dàng. Ví dụ, bạn muốn tra chữ Hán có bộ thủy trong từ điển là sẽ có danh sách các chữ có bộ thủy.
Hơn nữa, Bộ thủ giúp bạn phân biệt được những chữ Kanji tương tự nhau. có nhiều chữ Kanji giống nhau cả âm Hán (VD: 成 誠 城- cả 3 chữ đều là Thành), nếu học Kanji dựa theo âm Hán không sẽ không phân biệt được vì vậy phải dựa vào bộ thủ để phân biệt là hiệu quả nhất.
Theo Ví dụ trên thì ta có thể phân biệt 3 chữ thành như sau: ở chữ誠-thành trong thành thật sẽ có bộ Ngôn ở bên trái, còn chữ城-thành trong thành lũy, tòa thành có bộ Thổ ở bên trái. Như vầy các bạn có thấy là dễ phân biệt và dễ nhớ hơn chưa nào.
Hơn nữa, bạn cũng biết đấy đối với người nước ngoài khi học tiếng nhật phải cố gắng chinh phục được gần 2000 chữ. Với số lượng Kanji nhiều thế này để nhớ được hết cũng không dễ dàng gì, vì thế không học bộ thủ sẽ rất khó phân định và nhớ chính xác hết được toàn bộ 2000 chữ Kanji. Các chữ Kanji ở trình độ N3 trở lên hầu như được ghép từ các bộ thủ.
Ngoài ra, bộ thủ có 214 bộ cũng không gọi là dễ nhớ. Mình có phương pháp học bộ thủ khá hiệu quả được chia sẻ từ các Senpai, đấy là phương pháp Mnemonics. Mnemonics là phương pháp học mẹo, có thể dùng câu chuyện hoặc hình ảnh liên quan đến bộ đấy để ghi nhớ dễ hơn.
Học bằng cách phân biệt chữ gần nhau
Nhiều Kanji trông rất giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Hãy chú ý phân biệt các cặp chữ có hình dạng tương tự để tránh nhầm lẫn.
Học ý nghĩa của bộ thủ, bộ chân, bộ mộc,…trong chữ Hán sẽ giúp ghi nhớ Kanji dễ dàng hơn. Ví dụ như “木” có bộ mộc nên liên quan tới cây cối.
Đầu tiên là: THỰC HIỆN VIỆC TỰ HỌC TIẾNG NHẬT TẠI NHÀ
Học chữ Hán (trong sách soumatome, sau đó ôn tập lại trong sách Kanji master).
Kanji là nền tảng của tất cả các kĩ năng, vì vậy mình chọn học kanji trước.
Một mẹo nhỏ là bạn có thể vừa học, vừa ôn lại bằng flashcard bằng phần mềm Quilzet để nhớ từ nhanh và lâu hơn. Mình đã thử, và thực tế một ngày mình có thể nhớ được hơn 100 từ Kanji
Bắt tay vào học từ vựng, đồng thời ôn lại Kanji
Vì đã học kanji từ trước rồi, nên ở tháng này mình học từ vựng hiệu quả hơn hẳn. Có những từ chỉ cần nhìn chữ hán thôi mình cũng đã đoán ra rồi. Mình lựa chọn học sách Mimikara Oboeru N3.
Kinh nghiệm nhỏ của bản thân: để nhớ từ lâu hơn, và luyện nghe thì mình dùng file nghe của Mimikara Oboeru (bạn có thể search Youtube).
Mình bật nghe bất cứ khi nào rảnh, nghe trong vô thức, nhờ đó mà mình ngấm từ sâu hơn, cũng phục vụ tốt cho việc học nghe ở các tháng sau.
Tuy nhiên, để ôn lại cả từ vựng+ kanji, ở tháng này, vào mỗi ngày chủ nhật, mình dành nửa buổi sáng làm đề từ vưng + kanji trong cuốn Power Doriru. Cuốn sách rất hay và sát đề thi thật.
Mình thấy nhiều bạn tập trung vào học ngữ pháp quá nhiều, bản thân mình thì học rất ít. Mình chỉ học ngữ pháp trong cuốn sách Shinkanzen N3
Thêm vào đó, mình dành nửa ngày chủ nhật hàng tuần để làm đề ngữ pháp trong cuốn power doriru, giống như từ vựng kanji vậy.
Những giáo trình mình nói trên đều có ở trong bài viết RIKI đã tổng hợp rất chi tiết và có thể tải xuống
Đến khi đi thi thật rồi thì mình cũng thấy ngữ pháp không hỏi nhiều về các cấu trúc có sẵn cho lắm, chủ yếu hỏi về logic, các dịch câu.
Tức là bạn phải dịch được câu đó, thì mới có thể làm được, chứ không áp dụng cấu trúc ngữ pháp nào cả.
Một số kinh nghiệm nữa của bản thân sau 2 lần thi N3 các bạn có thể tham khảo:
Nếu bạn có nhiều thời gian hơn, thì mình khuyên thật nên tập trung ôn phần này thật nhiều. Thời điểm mình ôn chỉ còn 2 tháng, khá gấp rút, nhưng mình cũng cố gắng ôn đầy đủ, đúng lộ trình.
Khi lên lộ trình học cho đọc và nghe, mình có tham khảo thêm video “Học từ người giỏi” – chuỗi video chia sẻ kinh nghiệm của những bạn đã đỗ cao trong kì thi trước, qua các video mình cũng học hỏi và rút ra cho bản thân những kinh nghiệm hữu ích.
Mình có đọc review của mọi người về đề thi những năm trước, và bản thân cũng trải nghiệm thi N3 một lần không đỗ thì nhận thấy đề thi những năm gần đây phần đọc và nghe đã khó hơn rất nhiều.
Theo kế hoạch thì đầu tiên mình chỉ học đọc và nghe trong cuốn Shinkanzen N3 thôi.
Nhưng để chắc chắn đỗ, mình quyết định học theo lộ trình trong nhóm 55 ngày trên facebook và luyện thêm 10 đề trong cuốn đề thi thật từ 4 năm 2010 đến 2018
Mình cũng khuyên các bạn : học Shinkanzen giờ đã không đủ để đi thi nữa rồi (đó là ý kiến cá nhân).
Bạn nên trang bị thêm kiến thức bằng cách làm đề thi thật, hoặc nâng trình độ bằng đề của Trung Quốc (do mình thiếu thời gian ôn nên không làm được điều này)
Có những lúc ôn đề cảm thấy rất nản, vì có những câu sai nhưng không hiểu mình sai ở đâu, lúc đó nhờ nhóm LÒ LUYỆN THI TÍCH HỢP của Riki Online, mình được các ss giải đáp rất nhiều.
Học theo đúng lộ trình trên nhóm thì mình đã có thể hoàn thành đọc + nghe + luyện đề chỉ trong vòng 2 tháng.
Ngoài ra mình còn ôn luyện thi JLPT qua câu hỏi mỗi ngày cùng Riki. Thực sự những câu hỏi này rất rất hữu ích.
Nó là một thông báo nhắc nhở mình hằng ngày và phải cố gắng thật nhiều hơn nữa.
Thời gian này mình bắt đầu ôn và luyện đề thi thật nhiều thật nhiều.
Vì sao lại làm nhiều như vậy. Chỉ khi làm nhiều bạn mới hiểu được cấu trúc đề thi và tìm được những lỗi sai của mình.
Mình cũng tham gia các khoá thi thử JLPT online miễn phí trên website học online và tham gia 1 khoá học tiếng Nhật luyện đề N3 Lớp luyện đề này đâu đó chỉ tầm 10-20 buổi nhưng thực sự rất chất chất lượng. Các sensei có thể giải đáp và đưa cho những bạn bí kíp mà học viên không thể có được. Thật sự khoá học này rất đáng để các bạn ôn luyện thi JLPT. Nếu lớp full học viên bạn học được cả khoá luyện đề online N3 ( khoá này mình được sensei tặng nên cũng có trải nghiệm ) học chả khác gì khoá offline cả.
PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI BẰNG CÁCH HỌC ÂM HÁN VIỆT VÀ VẬN DỤNG HIỂU BIẾT CHỮ HÁN VIỆT
Vốn dĩ, từ xa xưa Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa cũng như chữ vết của Trung Quốc, vậy nên âm Hán Việt cũng giúp bạn rất nhiều trong việc học Kanji đấy. Nếu bạn biết âm Hán Việt thì học chữ Kanji sẽ dễ dàng hơn rất nhiều vì tiếng Nhật cũng dùng các từ giống như từ Hán Việt (Chú ý: ý nghĩa trong tiếng Nhật có thể khác đôi chút với trong tiếng Việt.)
Nếu bạn không biết một trong hai từ Kanji bạn có thể suy đoán, vì tuy có thể chúng ta không biết cách đọc nhưng có thể suy đoán cách đọc từ các bộ phận cấu tạo nên chữ kanji. Ví dụ chúng ta có thể đoán cách đọc của từ.
妹( muội):chữ kanji này gồm 2 bộ thành phần là 女(cô gái) 未(vị thành niên)
燃 Nhiên (cháy, nhiên liệu) vì gồm bộ 火-hỏa và chữ 然nhiên (trong thiên nhiên, tự nhiên.)
Phương pháp học Kanji hiệu quả này được nhiều bạn học tiếng Nhật áp dụng và cho nhiều phản hồi tốt, bởi vì nó gần gũi nghĩa với tiếng Việt nên việc học cũng nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, không gì là hoàn hảo nó vẫn có khuyết điểm đó là không phải chữ Hán nào cũng có âm Hán Việt sát với nghĩa của từ, nên đối với những trường hợp đặc biệt này bạn phải đánh dấu lại và lưu ý chúng để không sử dụng sai.
Tham khảo: cách chuyển âm hán việt sang âm on