Thời gian trở lại đây, nhu cầu chăm sóc và cải thiện sức khỏe của người dân gia tăng mạnh mẽ, kéo theo sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Thực trạng này khiến các ngành đào tạo về y tế-sức khỏe, trong đó có ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn trẻ. Vậy Khoa học và Công nghệ Y khoa là gì, và sinh viên học ngành này có cơ hội việc làm như thế nào

Học Khoa học và Công nghệ Y khoa ở USTH có gì đặc biệt?

Một điểm nổi bật của ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa tại USTH chính là đội ngũ giảng viên trong nước và quốc tế tận tâm, giàu kinh nghiệm đến từ 20 trường đại học, bệnh viện và viện nghiên cứu uy tín của Việt Nam và nước ngoài như Đại học Y Sorbonne (Pháp), Đại học quốc gia Yang-Ming (Đài Loan), Bệnh viện Henri Mondor (Pháp), Đại học Mahidol (Thái Lan)…

Trong quá trình học, sinh viên thường xuyên có cơ hội đi kiến tập tại các cơ sở y tế hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện K, Bệnh viện Saint Paul, Viện Huyết học truyền máu Trung ương… Thông qua các hoạt động này, sinh viên có cơ hội được tham quan phòng khám, tìm hiểu về quy trình xét nghiệm, cách hoạt động của các thiết bị y tế hiện đại dùng trong bệnh viện, mang lại cho sinh viên cái nhìn rõ nét hơn về môi trường làm việc tương lai.

Hơn nữa, là lĩnh vực được ưu tiên phát triển tại nhiều quốc gia, Khoa học và Công nghệ Y khoa mang lại cơ hội thực tập và trao đổi học thuật rộng mở cho sinh viên. Thực tế, tại USTH, 60% sinh viên năm cuối ngành MST được nhận tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có thế mạnh về đào tạo khoa học và kỹ thuật y sinh như Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đại học Quốc gia Yang Ming (Đài Loan), Đại học Paris 12 (Pháp)… Kỳ thực tập nước ngoài là cơ hội quý giá để sinh viên tiếp xúc với nền khoa học tiên tiến, đồng thời rèn luyện kỹ năng mềm để tự tin khi gia nhập thị trường lao động quốc tế.

Yêu cầu về trình độ của Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BKHCN, Nghiên cứu viên cao cấp chuyên ngành khoa học và công nghệ phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:

Có trình độ Tiến sỹ trở lên phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu.

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm;

- Các tiêu chuẩn đào tạo, bồi dưỡng khác theo vị trí việc làm và yêu cầu thực tế của đơn vị.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và hiểu biết rộng về các chuyên ngành có liên quan;

- Đã chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (hoặc chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh) được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên; hoặc là tác giả chính hoặc chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo và tác giả chính của ít nhất 02 bài báo khoa học được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín, trong đó có 01 bài được đăng trên tạp chí ISI có uy tín; hoặc đạt điểm quy đổi từ kết quả hoạt động chuyên môn theo quy định;

- Kinh nghiệm khác phù hợp với yêu cầu thực tế của đơn vị.

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia, ngành, địa phương. Nắm được các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu;

- Có khả năng nghiên cứu sâu về chuyên ngành và nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực chuyên môn; đề xuất, tư vấn và giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược của trung ương và địa phương; khả năng tổng kết thực tiễn, xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học có tính chiến lược trong các hội nghị, hội thảo khoa học quan trọng; khả năng tập hợp và tổ chức các cá nhân có năng lực để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, khả năng gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với đào tạo và sản xuất;

- Khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao và hiểu biết rộng về các chuyên ngành có liên quan.

Yêu cầu khác theo thực tế của đơn vị.

Công nghệ là gì ví dụ? Công nghệ bao gồm những gì?

Công nghệ là việc áp dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề hoặc cải tiến phương pháp làm việc. Điều này bao gồm việc sử dụng các công cụ, máy móc, kỹ thuật, và kỹ năng để đạt được kết quả mong muốn.

+ Công nghệ thông tin (IT): Sử dụng máy tính và phần mềm để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.

+ Công nghệ sinh học: Sử dụng các quy trình sinh học để phát triển các sản phẩm và dịch vụ, như sản xuất thuốc và thực phẩm biến đổi gen.

+ Công nghệ năng lượng: Phát triển các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, gió, và thủy điện.

- Công nghệ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có các thành phần và ứng dụng riêng:

+ Kỹ thuật: Các phương pháp, quy trình, và kỹ năng để thực hiện các công việc cụ thể.

+ Công cụ và máy móc: Các thiết bị hỗ trợ con người trong quá trình sản xuất và lao động.

+ Hệ thống: Các thành phần liên kết với nhau để thực hiện một chức năng cụ thể.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Công nghệ là gì ví dụ? Công nghệ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Học ngành Khoa học và Công nghệ Y Khoa ra trường làm gì?

Sinh viên lựa chọn định hướng Khoa học Y sinh có nhiều cơ hội việc làm như:

Nếu theo đuổi chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh, sinh viên có thể trở thành:

Ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa là gì?

Ngày nay, xu thế mới của y học hiện đại là ứng dụng những thành tựu của công nghệ vào điều trị lâm sàng và cải tiến thiết bị y tế, nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người. Chính vì thế ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa xuất hiện như cầu nối giữa khoa học và y tế, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho sinh viên yêu thích nghiên cứu y sinh, phát triển thiết bị y sinh. Tại USTH, ngành Khoa học và Công nghệ Y khoa đào tạo theo hai hướng chính đang rất phát triển trên thế giới là Khoa học Y Sinh và Kỹ thuật Y sinh.

Khoa học Y sinh là ngành khoa học nghiên cứu về cơ thể sống và sản xuất những sản phẩm nguồn gốc sinh học có tác dụng phòng ngừa và chữa lành bệnh cho con người. Một số những thành tựu xuất sắc lĩnh vực Khoa học Y sinh phải kể đến việc chế tạo thành công thuốc chống ung thư đầu tiên hay vaccine phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới. Sinh viên theo hướng khoa học y sinh tại USTH sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực y sinh học phục vụ chẩn đoán, phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa bệnh tật ở người. Các môn học chính bao gồm: Sinh lý và giải phẫu người, mô – phôi học, sinh học tế bào, vi sinh vật y học, hóa sinh, huyết học, miễn dịch học, tế bào gốc, ung thư, sinh học phân tử, xét nghiệm phân tử…

Trong khi đó, Kỹ thuật Y sinh được coi là ngành khoa học lấy kỹ thuật làm phương tiện, sinh học làm công cụ và y học làm mục đích. Cụ thể, kỹ thuật y sinh sẽ áp dụng kỹ thuật trong công tác chế tạo, sử dụng, bảo trì bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong môi trường Y tế. Sinh viên học theo hướng này được trang bị các kiến thức liên quan đến thiết bị y sinh, thiết bị hình ảnh, xử lý tín hiệu và hình ảnh y học, y học tái tạo… Các môn chuyên ngành kỹ thuật y sinh gồm: Xử lý tín hiệu y sinh, cơ chế sinh học, kỹ thuật mô – tế bào, vật liệu sinh học, thiết bị y sinh, cảm biến sinh học, công nghệ nano y sinh, công nghệ Biochip/Bio-MEMs…