Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hậu quả của những lời xin lỗi thiếu thành ý
Chia sẻ với Tiền Phong, Thạc sĩ Lê Anh Tú, giảng viên khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, Đại học Văn Lang TPHCM, cho biết người nổi tiếng tạo tranh cãi, hài nhảm cốt để hâm nóng tên tuổi trên mạng xã hội hay mặt báo.
Lê Dương Bảo Lâm nhiều lần phải nói lời xin lỗi vì ồn ào cá nhân.
“Nếu cá nhân Lê Dương Bảo Lâm hay ê-kíp đưa ra chiến lược này thì không ổn, đây là chiêu trò gây nhàm chán. Như vậy cộng đồng antifan ngày một lớn hơn, lấn át cộng đồng người hâm mộ” - ông Tú nói.
Chung quan điểm, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nhận định Lê Dương Bảo Lâm khai thác phong cách hài dân dã, nhưng đôi khi gây tranh cãi để duy trì sự nổi tiếng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia việc liên tục đôi co với khán giả và phải xin lỗi vì những phát ngôn thiếu suy nghĩ là “con dao hai lưỡi”. Mặt tốt là cách tiếp cận này giúp Lê Dương Bảo Lâm luôn thu hút sự chú ý và tạo ra thảo luận. Nhưng mặt trái lại là dễ khiến hình ảnh của anh trở nên tiêu cực và mất uy tín trong mắt khán giả.
“Điểm quan trọng là lời xin lỗi thực sự chỉ có giá trị khi nó được ‘ăn dè’, tức là thể hiện sự thành tâm và hiếm khi sử dụng. Nếu cứ lạm dụng, gắn câu xin lỗi thường trực trên môi, lời xin lỗi sẽ mất đi giá trị. Khán giả có thể cảm thấy bị coi thường khi nhận những lời xin lỗi thiếu thành ý, từ đó dần dần mất đi niềm tin và thiện cảm.
Khi nghệ sĩ dựa quá nhiều vào tranh cãi và lời xin lỗi để duy trì danh tiếng, họ dễ đánh mất sự tín nhiệm lâu dài từ công chúng, và dù lượng người theo dõi có thể vẫn đông, tình cảm sẽ không còn sâu sắc” - ông Nguyễn Ngọc Long chỉ ra.
Rõ ràng dù liên tục gây tranh cãi, Lê Dương Bảo Lâm vẫn hút lượng fan đông đảo, anh nhẵn mặt trên game show truyền hình, livestream nhãn hàng.
Lê Dương Bảo Lâm xin lỗi vì hành động phản cảm đút cơm cho Võ Tấn Phát khi đang livestream cho nhãn hàng. Anh cũng bị một bộ phận fan show 2 Ngày 1 Đêm chỉ trích trả treo, coi thường khán giả vì bênh vực Negav - người đang gây tranh cãi vì nhiều phát ngôn sai lệch về việc học, đùa giỡn dung tục.
Trước câu hỏi khán giả đã khắt khe hơn với người nổi tiếng nhưng Lê Dương Bảo Lâm có phải là ngoại lệ, ông Long chỉ ra trong showbiz vẫn tồn tại nhiều trường hợp tương tự.
Gần đây có ồn ào của Negav với những nội dung đùa giỡn dung tục, nhưng vẫn nhiều người ủng hộ, cho thấy mỗi nghệ sĩ đều có tệp khán giả riêng.
"Nhảm nhí, nổi loạn" là Lê Dương Bảo Lâm
Nhiều ý kiến gửi đến Tuổi Trẻ khẳng định "Lê Dương Bảo Lâm ngày càng lố, nhí nhố, phản cảm!", "Bạn này nhảm và lố nhất tôi từng biết".
Có người còn gọi Lê Dương Bảo Lâm là "Ông thần này thuộc típ người nhảm nhí, nổi loạn dậy thì".
Người thì đề nghị: "Tẩy chay sự nhảm nhí, phản cảm liên tiếp của Lê Dương Bảo Lâm".
"Có những nhân vật được gắn mác nghệ sĩ đã làm ảnh hưởng, mất đi hình ảnh của người nghệ sĩ chân chính. Nhân vật Lê Dương Bảo Lâm này là tiêu biểu".
Một số ý kiến bảo: "Khán giả quá dễ tính nên cứ lên mạng xin lỗi là xong", "Khán giả Việt Nam quá dễ".
Chú trọng vào sự nghiệp bền vững thay vì sự nổi tiếng ngắn hạn
Theo chuyên gia, gắn Lê Dương Bảo Lâm với cụm từ “thần tượng lệch chuẩn” có phần thiếu công bằng nếu không đánh giá kỹ từng phát ngôn và hành động. Thay vì quy chụp, điều cần làm là xem xét kỹ các tình huống theo bộ quy tắc ứng xử của nghệ sĩ để chỉ ra cụ thể đâu là hành vi phù hợp và đâu là điểm chưa đúng chuẩn. Điều này giúp nghệ sĩ như Lê Dương Bảo Lâm hiểu rõ giới hạn, nhận thức được đâu là giá trị cần gìn giữ, từ đó có thể phát triển sự nghiệp một cách chuẩn mực và bền vững.
Sự định hướng này không chỉ có lợi cho nghệ sĩ mà còn giúp công chúng, đặc biệt là người hâm mộ, có thêm bài học về tiêu chuẩn trong ứng xử và văn hóa thần tượng. Từ đó, khán giả cũng có thể đánh giá, nhìn nhận nghệ sĩ một cách khách quan, góp phần xây dựng một cộng đồng giải trí văn minh hơn.
Với những người nổi tiếng có phong cách gây tranh cãi, nếu không được định hướng hoặc tự điều chỉnh, có thể tạo tiền lệ xấu cho showbiz.
“Khi những hình thức hài gây sốc hay phát ngôn tranh cãi được sử dụng như công cụ thu hút sự chú ý, điều này có thể vô tình khuyến khích nghệ sĩ trẻ chọn con đường nhanh chóng để nổi tiếng, thay vì đầu tư vào chất lượng và giá trị nghệ thuật thực sự” - chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long nói với Tiền Phong.
Showbiz đã từng chứng kiến nhiều trào lưu, chẳng hạn như giai đoạn một loạt nghệ sĩ chuyển sang phong cách teen, hát nhạc teen.
“Dù trào lưu này không có gì xấu, nhưng nó cho thấy một thực tế rằng nghệ sĩ có xu hướng học hỏi lẫn nhau để thu hút công chúng. Khi những hình mẫu gây tranh cãi trở nên phổ biến, điều này có thể khiến nhiều người học theo, tạo ra xu hướng chạy theo sự nổi tiếng ngắn hạn thay vì chú trọng vào sự nghiệp bền vững.
Không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của giới nghệ sĩ nói chung, điều này còn tác động tiêu cực đến giới trẻ, đặc biệt là những người dễ bị ảnh hưởng từ thần tượng. Việc thúc đẩy các hình mẫu tích cực, chuẩn mực, không chạy theo trào lưu, sẽ giúp làng giải trí giữ được những giá trị lâu dài và lành mạnh hơn” - ông Long chia sẻ.
Làm xấu xí hình ảnh showbiz Việt
Có ý kiến bạn đọc cho rằng tiểu phẩm nhai thức ăn rồi bón của Lê Dương Bảo Lâm không phải vô tình, bởi: "Họ cố tình tạo ra cái lỗi nho nhỏ rồi sau đó đăng đàn khóc lóc, xin lỗi để đánh bóng tên tuổi, câu like, câu view chứ chẳng phải vô tình họ phạm sai sót đâu".
"Không ít diễn viên thế hệ sau này thường hay có những sự việc lôm côm, không đẹp, phản cảm... Thế rồi xin lỗi là xong chuyện. Hết sức ngao ngán và thất vọng!".
Lê Dương Bảo Lâm quậy tưng trong 2 ngày 1 đêm - Ảnh: BTC
Và ý kiến khác đáng ghi nhận: "Một khi nghệ sĩ đã không có phông văn hóa thì lên show là có thể gây phản cảm và sau đó sự xin lỗi chỉ là hình thức, là chiêu thức để đối phó dư luận mà thôi. Nó không đến từ sự chân thành hối lỗi từ bên trong gì cả.
Cần phải thấy rằng việc ô nhiễm văn hóa đến từ một số nghệ sĩ trong giới showbiz thích gây scandal bất chấp là ở sân khấu hay ở đâu, đặc biệt là game show truyền hình, không gian mạng".
Từ sự việc này, có ý kiến gửi đến đóng góp: "Nên xử lý những người nghệ sĩ dùng chiêu trò kệch cỡm lố bịch, rẻ tiền để gây sự chú ý hòng nổi tiếng nhanh".
"Văn hóa rác tràn lan trên mạng xã hội, nếu không chọn lọc, hạn chế, về lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến xã hội".
Một ý kiến khác góp ý với nghệ sĩ: "Diễn viên hài cũng cần kịch bản hài phù hợp, tự mình hài ra tiền là khó, không có chiều sâu".
TPO - Lê Dương Bảo Lâm thừa nhận có quá khứ tệ, cố gắng sửa sai từng ngày, chia sẻ bảng thành tích về hoạt động từ thiện đã tham gia… Nhưng tất cả điều này trở nên mâu thuẫn khi tên tuổi anh thường xuyên gắn với drama do chính mình tạo nên.
Đi vào vết xe đổ, Lê Dương Bảo Lâm lại tiếp tục bị cuốn vào làn sóng tranh cãi vì những trò lố trên sóng livestream, đôi co với khán giả và lời xin lỗi hết lần này đến lần khác.