Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÃ LOẠI HÌNH B13 CỦA HẢI QUAN

Theo đó, khi xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) để trả lại chủ hàng, xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan thực hiện một số nội dung cụ thể.

Trường hợp người xuất khẩu là người nhập khẩu ban đầu hoặc được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu và hàng hóa đáp ứng điều kiện không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B13- xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.

Khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải khai chính xác, trung thực số tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu trước đây và khai rõ “Hàng hóa thuộc đối tượng không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu theo quy định”.

Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu hoặc người xuất khẩu không phải người nhập khẩu ban đầu, người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu theo quy định thi sử dụng mã loại hình B11- xuất kinh doanh.

Trường hợp người xuất khẩu không có nhu cầu thực hiện thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu thì khi khai tờ khai xuất khẩu tại chỉ tiêu “Phần ghi chú” trên tờ khai xuất khẩu điện tử hoặc ô “ghi chép khác” của tờ khai giấy phải ghi rõ nội dung “Tờ khai này không sử dụng để thực hiện các thủ tục không thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế nhập khẩu”.

Khi nào nên sử dụng các mã loại hình xuất nhập khẩu?

Theo luật Hải quan, nghị định 08/2015/NĐ-Cp ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Thông tư 39/2018/TT-BTC đã ban hành bảng mã loại hình và hướng dẫn sử dụng trên tờ khai hải quan. Thông thường, các lô hàng xuất nhập khẩu theo kinh doanh phổ biến mã loại hình A11 hay B11. Tuy nhiên có rất nhiều các loại mã khác nhau vì thế để xác định được loại hình xuất nhập khẩu, bạn cần xác định rõ:

Để từ đó có thể xác định đúng mã loại hình xuất nhập khẩu phù hợp cho đơn vị mình khi khai báo hải quan trên phần mềm điện tử. Nhằm hạn chế các sai sót, tiết kiệm thời gian xuất nhập khẩu hàng hóa.

A41: NHẬP KD CỦA DN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).

Quy định về việc xử phạt khi khai sai mã loại hình nhập khẩu

Nếu Doanh nghiệp phát hiện khai sai hồ sơ hải quan, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Doanh nghiệp cần lập tức khai hồ sơ bổ sung theo Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung:

Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đơn vị khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp tiền phạt với mức như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định khai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu

1. Các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu gồm:

a) Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ, trừ quy định tại khoản 8 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

b) Khai sai đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan;

c) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa;

d) Vi phạm quy định về quản lý nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ kế toán, sổ kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

đ) Vi phạm quy định quản lý hàng hóa trong kho bảo thuế dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với chứng từ, sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

e) Lập báo cáo quyết toán về lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công, sản phẩm xuất khẩu;

g) Khai báo hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu nhưng không có cơ sở sản xuất hàng gia công, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc không có máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

2. Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

b) Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;

c) Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.

3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

b) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;

c) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

d) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.

Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

Căn cứ vào khoản 66 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định thì công ty sẽ phải nộp số tiền chậm nộp thuế theo như công thức sau:

1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp

……b) Nộp bổ sung tiền thuế thiếu do khai sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn;……

4. Cách xác định số tiền chậm nộp

a) Số tiền chậm nộp = Mức tính số tiền chậm nộp x Số ngày chậm nộp tiền thuế x Số tiền thuế chậm nộp;

b) Mức tính số tiền chậm nộp là 0,03% /ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;

c) Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế hoặc cơ quan được ủy nhiệm thu, tổ chức tín dụng nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.