Báo cáo hàng tồn kho là một trong những công việc quan trọng được chú trọng trong các doanh nghiệp. Đây là một nhiệm vụ của bộ phận quản lý kho hoặc bộ phận kế toán. Tuy nhiên, để tránh việc lập thiếu hoặc bỏ sót thông tin bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây về báo cáo hàng tồn kho và các file mẫu miễn phí của Cơ Khí Việt nhé!

III. Các phương pháp kế toán kê khai hàng tồn kho

Theo Khoản 1 Điều 22 của Thông tư 133/2016/TT-BTC thì dựa vào nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh giá trị hiện có và cập nhật kịp thời tình hình biến động của hàng tồn kho hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, có 2 phương pháp kê khai hàng tồn kho:

1. Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dõi thường xuyên và liên tục, phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn của hàng tồn kho, có thể tính giá trị xuất bất kỳ lúc nào.

Công thức tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được thể hiện:

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Là phương pháp phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không có tính chất thường xuyên và liên tục, nên chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào cuối kỳ.

Vai trò của báo cáo hàng tồn kho

Báo cáo hàng tồn kho là hoạt động định kì giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh. Dưới đây là một số lý do tại sao việc báo cáo hàng tồn kho là quan trọng:

Kiểm Soát Tồn Kho: Báo cáo hàng tồn kho giúp theo dõi số lượng hàng hóa tồn kho tại thời điểm kiểm kê, từ đó có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ và tránh tình trạng thất thoát không mong muốn.

Quyết Định Xuất Nhập Hàng: Dựa trên thông tin từ báo cáo, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về việc xuất nhập hàng hóa trong kho, tăng lượng hàng nhập kho tránh tình trạng thiếu hàng hoặc giảm nhập để giải phóng hàng tồn.

Tối ưu hóa kho hàng: Đối với hàng hóa tồn kho trên kệ kho hàng bạn có thể kiểm kê một cách nhanh chóng, sắp xếp các hàng hóa theo đúng ý muốn. Báo cáo tồn kho giúp hiệu quả trong việc quản lí kho hàng, tăng hiệu suất sử dụng không gian kho hàng.

Xem thêm: Các phương pháp quản lí kho hàng hiệu quả

Đánh giá kinh doanh: Khi theo dõi báo cáo nhập xuất hàng tồn có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả kinh doanh, xác định khối lượng tiêu thụ hàng hóa và xu hướng của khách hàng, dự đoán tiêu thụ sản phẩm tỏng tương lai.

Tuân thủ quy định kế toán & thuế: Báo cáo hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong việc tuân thủ các quy định kế toán và thuế, giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề pháp lý và tài chính không mong muốn.

IV. Cách hạch toán hàng hóa tồn kho

1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.1. Nhập kho mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị của hàng hóa;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

➤ Trường hợp đã nhận được hóa đơn nhưng đến cuối kì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa chưa về kho, thì sẽ hạch toán căn cứ vào hoá đơn:

Nợ TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

➞ Sau khi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Có TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường.

➤ Trường hợp chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ TK 111/112/331...: Giá trị hàng được chiết khấu, giảm giá;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa (nếu tồn kho);

Có TK 632: Giá vốn hàng bán(nếu hàng đã bán);

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá.

➤ Trường hợp mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 156: Giá trị hàng theo giá mua trả tiền ngay;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá;

Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm = Số tiền phải thanh toán-giá mua nếu trả tiền ngay;

Có TK 331: Tổng giá cần thanh toán.

➞ Hàng kỳ khi tính số lãi khi mua hàng trả chậm, trả góp:

Nợ TK 635: Phần lãi trả chậm kì đó;

Có TK 242: Phần lãi trả chậm kì đó.

➤ Hạch toán chi phí khi mua hàng hoá:

Nợ TK 156: Chi phí mua khi hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí khi mua hàng hoá;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

1.2. Hàng hoá xuất bán hoặc kết chuyển chi phí dở dang của phần cung cấp dịch vụ:

Có TK 156: Giá trị hàng đã xuất bán.

1.3. Hàng hoá gia công hoặc chế biến:

➤ Khi hàng hoá được đưa đi gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến.

➞ Chi phí gia công, chế biến hàng hoá:

Nợ TK 154: Chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

➞ Khi nhập kho hàng hoá đã gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 156: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến;

Có TK 154: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến.

2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

➤ Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá cuối kỳ trước sang trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ:

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Hướng dẫn lập file báo cáo hàng tồn kho

Tùy vào loại hình sản phẩm, dịch vụ hoặc quy định công ty mà có mẫu báo cáo hàng tồn kho khác nhau. Nhìn chung cần các nội dung sau:

Các hàm excel thông dụng trong báo cáo tồn kho

Công thức: =SUM(Number1, Number2,...)

Hàm SUM: Tổng từ 2 cột trở lên dựa trên một điều kiện.

Công thức: =SUMIF(Range; Criteria; [Sum_Range]).

Công thức: =COUNT(Value1, Value2,....).

HÀM COUNTIF:Đếm số ô thống kê dựa trên một điều kiện

Công thức: =COUNTIF(Range;Criteria).

HÀM AVERAGE: Tính trung bình cộng

Công thức: =AVERAGE(Number1,[Number2],…),

HÀM SUMPRODUCT : Tổng giá trị hàng hóa

Công thức: =SUMPRODUCT(Array1; Array2; Array3;...)

Ví dụ: =SUMPRODUCT(A3:A7,B3:B7)

7. HÀM VLOOKUPVLOOKUP là hàm dùng để tìm kiếm giá trị tương ứng trên ô cột đầu tiên của bảng tham chiếu và cho kết quả tương ứng trong cột chỉ định.

Công thức: =VLOOKUP(Lookup_value,Table_ array,Col_index_Num,Range_lookup)

Ví dụ: =VLOOKUP(B2,$D$2:$F$10,2,0)

Để tối ưu hóa quá trình kiểm kê hàng hóa trong kho, tránh mất nhiều thời gian, việc sắp xếp hàng hóa trên các kệ chứa hàng là việc rất quan trọng và cần căn nhắc lắp đặt. Điều này giúp việc quản lý kho hàng dễ dàng hơn và thực hiện kiểm kê một cách thuận lợi.

Các kệ chứa hàng không chỉ giúp tối ưu hóa không gian trong kho, sắp xếp hàng hóa một cách khoa học, thẩm mỹ mà còn mang lại hiệu suất cao trong quản lý hàng hóa. Nếu kho của bạn chưa được trang bị kệ chứa hàng, hãy liên hệ ngay với Cơ Khí Việt để nhận được tư vấn về giải pháp quản lý kho hiệu quả và chi phí tiết kiệm.

Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ: Hàng tồn kho là gì? Các loại hàng tồn kho? Phương pháp kê khai thường xuyên, kiểm kê định kỳ và cách hạch toán hàng tồn kho.

Căn cứ chuẩn mực kế toán số 02 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.

Hàng tồn kho là những tài sản được mua vào để bán ra hoặc dùng để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành quy định hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:

V.  Các câu hỏi thường gặp về hàng tồn kho

1. Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên?

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, lắp đặt, kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị…

2. Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp kê khai định kỳ?

Các đơn vị kinh doanh có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách, mẫu mã hoặc chỉ cung cấp 1 loại hàng hoá, sản xuất 1 loại sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thời trang hoặc sản xuất kinh doanh ngành dược phẩm…

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai thường xuyên

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai định kỳ

Do chỉ cần phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không cần phải liên tục, và thường xuyên nên công việc nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

Trần Huyền - Phòng Kế toán Anpha