Trồng cây ăn trái là một trong những hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao không còn mới mẻ ở đất nước ta. Đây là một trong nhiều hướng để phát triển nông nghiệp bền vững. Những cây ăn quả lâu năm đem lại thu nhập tập trong thời gian dài mà mà cần bỏ ít vốn công sức. Tuy nhiên in để tối ưu được lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro bà con cần chú ý lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp với thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường. Ngày hôm nay Kachita Việt Nam sẽ giới thiệu tới quý vị và bà con những loại cây ăn trái lâu năm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Những lưu ý cần thiết khi quyết toán thuế với công ty du lịch

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi quyết toán thuế với công ty du lịch:

Tuân thủ các quy định về kê khai và nộp thuế: Doanh nghiệp du lịch cần nắm rõ các quy định về kê khai và nộp thuế để đảm bảo thực hiện đúng quy định. Các quy định về kê khai và nộp thuế được quy định tại các văn bản pháp luật như Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân,...

Kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ quyết toán thuế: Doanh nghiệp du lịch cần kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ quyết toán thuế trước khi nộp, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, chính xác. Hồ sơ quyết toán thuế bao gồm các loại giấy tờ như tờ khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính, chứng từ chứng minh doanh thu, chi phí,...

Nhờ tư vấn của chuyên gia: Doanh nghiệp du lịch có thể nhờ tư vấn của chuyên gia về thuế để được tư vấn và hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế đúng quy định. Các chuyên gia về thuế có thể giúp doanh nghiệp du lịch nắm rõ các quy định về thuế, tránh các sai sót khi quyết toán thuế.

Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi quyết toán thuế với công ty du lịch:

Doanh thu: Doanh nghiệp du lịch cần hạch toán đầy đủ doanh thu phát sinh trong kỳ, bao gồm cả doanh thu từ các hoạt động du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý các khoản doanh thu không phải chịu thuế GTGT, không phải chịu thuế TNDN để không bị tính thuế sai.

Chi phí: Doanh nghiệp du lịch cần hạch toán đầy đủ chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý các khoản chi phí không được khấu trừ thuế để không bị tính thiếu số thuế được khấu trừ.

Thuế GTGT: Doanh nghiệp du lịch cần tính toán chính xác thuế GTGT đầu ra, đầu vào. Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý các khoản thuế GTGT được khấu trừ, không được khấu trừ để không bị tính thiếu số thuế được khấu trừ.

Thuế TNDN: Doanh nghiệp du lịch cần tính toán chính xác thu nhập chịu thuế, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý các khoản thu nhập, chi phí được miễn thuế TNDN để không bị tính thiếu số thuế phải nộp.

Thuế TNCN: Doanh nghiệp du lịch cần khấu trừ thuế TNCN đúng quy định khi trả lương, tiền công cho người lao động. Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý các khoản thu nhập chịu thuế TNCN, mức thuế suất thuế TNCN để không bị tính thiếu số thuế phải nộp.

Ngoài ra, doanh nghiệp du lịch cần lưu ý một số vấn đề sau khi quyết toán thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế: Doanh nghiệp du lịch cần nộp hồ sơ quyết toán thuế đúng thời hạn quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế GTGT là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế: Doanh nghiệp du lịch nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh.

Hình thức nộp hồ sơ quyết toán thuế: Doanh nghiệp du lịch có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế bằng bản giấy hoặc bản điện tử. Trường hợp nộp hồ sơ quyết toán thuế bằng bản giấy, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Trường hợp nộp hồ sơ quyết toán thuế bằng bản điện tử, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Việc quyết toán thuế đúng quy định là rất quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch. Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý thực hiện quyết toán thuế đúng quy định để tránh các sai sót, đảm bảo quyền lợi của mình.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong những giấy tờ về thuế hãy liên hệ kế toán Trường Thành để được tư vấn kĩ càng hơn :

Ngoài ra bạn còn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua :

Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Trường Thành Địa chỉ: No01 LK65 Khu đất dịch vụ 16 17 18a 18b Dương Nội - Hà Đông - Hà Nội Số điện thoại: 090 328 45 68 Email: [email protected]

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TƯỜNG LÂM DIGI

237/48 Hoàng Diệu - Phường 8 - Quận 4 - Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

TMO – 14 loại cây ăn quả chủ lực được kỳ vọng thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và kinh tế-xã hội các địa phương nói riêng, đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế đất nước.

Việt Nam là đất nước có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, trong các loại cây trồng cho thu hoạch quả có 14 loại cây trồng được coi là chủ lực đối với ngành nông nghiệp. Gồm (Cây thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, mít, sầu riêng, dứa, bưởi, chôm chôm, chanh leo, cây bơ và cây na). Định hướng phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030 đã được đưa vào Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Cụ thể như sau:

Cây thanh long, định hướng phát triển cây thanh long sẽ ổn định diện tích trồng khoảng từ 60 – 65.000 ha, sản lượng 1,3 - 1,5 triệu tấn. Các vùng sản xuất thanh long tập trung gồm: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Xây dựng cơ cấu giống thanh long ruột trắng, ruột đỏ, thanh long vỏ vàng phù hợp nhu cầu thị trường. Bố trí diện tích thanh long rải vụ thu hoạch khoảng 60% diện tích, thanh long chính vụ 40% diện tích. Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn, ứng dụng kỹ thuật trồng thanh long theo dàn chữ T, tưới nước tiết kiệm, sử dụng đèn chuyên dụng điều kiện ra hoa; đốn tỉa và xử lý cành đốn trên cây thanh long. Từng bước hình thành các vùng sản xuất thanh long theo thị trường xuất khẩu có chứng nhận hoặc cấp mã số vùng trồng. Tổ chức liên kết giữa vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thanh long.

Cây xoài, định hướng phát triển khoảng 130-140.000 ha, sản lượng 1,1-1,5 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang). Đối với các tỉnh phía Bắc, bố trí hợp lý bộ giống xoài theo hướng các giống chính vụ khoảng 70% diện tích, các giống rải vụ thu hoạch chiếm khoảng 30% diện tích. Ngoài việc sử dụng bộ giống rải vụ, kết hợp biện pháp thâm canh có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 2 - 3 tháng. Các tỉnh phía Nam, diện tích xoài rải vụ thu hoạch 50% diện tích, chính vụ 50% diện tích. Phục tráng, bình tuyển cây đầu dòng; xây dựng vườn cây đầu dòng, ưu tiên giống xoài cát Hòa Lộc, xoài tượng Da xanh, xoài Keo…. Chú trọng phát triển giống xoài vỏ dày phục vụ xuất khẩu và giống làm gốc ghép có khả năng chịu hạn, mặn, phèn ở các tỉnh phía Nam. Liên kết sản xuất, áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật: đốn tỉa tạo hình, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả, kỹ thuật bao quả, thâm canh theo các quy trình sản xuất tiên tiến an toàn.

Cây chuối, định hướng phát triển khoảng 165-175.000 ha, sản lượng 2,6-3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất chuối trọng điểm: Vùng đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, Hưng Yên), vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu), vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị), vùng Nam Trung bộ (Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai), Tây Nguyên (Gia Lai) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau). Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo, tăng cường sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh (nhất là bệnh vàng lá Panama). Phục tráng giống, chuyển giao các giống chuối đặc sản gắn với chương trình phát triển sản phẩm OCOP ở các địa phương. Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn trong sản xuất; chú trọng kỹ thuật bao buồng, kỹ thuật trồng xen, chống đổ và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất chuối tập trung.

Cây vải, Ổn định diện tích khoảng 55.000 ha, sản lượng 330-350 ngàn tấn; bố trí cơ cấu giống vải chín sớm khoảng 30% diện tích, chính vụ khoảng 70% diện tích. Các tỉnh sản xuất vải trọng điểm: Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. Bình tuyển, phục tráng các giống vải đặc sản địa phương, kết hợp chọn tạo, nhập nội, chuyển giao các giống mới chất lượng, chín sớm (thu hoạch trong khoảng tháng 5). Áp dụng đồng bộ gói kỹ thuật thâm canh trong điều kiện biến đổi khí hậu: ghép cải tạo, tỉa cành, tạo tán, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả... Tổ chức liên kết giữa các hộ tại vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp xuất khẩu. Chú trọng chuyển giao công nghệ bảo quản sau thu hoạch vải, đẩy mạnh sản xuất an toàn (VietGAP) và cấp mã số vùng trồng.

Cây nhãn, Ổn định diện tích khoảng 85.000 ha, sản lượng 700 - 750 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng). Bố trí cơ cấu các giống nhãn ở các tỉnh phía Bắc với giống chín sớm 10%, chính vụ 50% và chín muộn 40% diện tích; các tỉnh phía Nam diện tích chính vụ 50%, rải vụ thu hoạch 50%. Tiếp tục chọn tạo, nhập nội các giống nhãn mới chất lượng: giống dễ xử lý ra hoa, quả to, màu vỏ sáng, thịt quả dày, hạt nhỏ, chống chịu với chổi rồng và có thời gian bảo quản kéo dài. Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn trong sản xuất; đốn tỉa tạo hình, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả, kỹ thuật bao quả; phát triển các vùng sản xuất nhãn có chứng nhận, cấp mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Cây cam, định hướng ổn định diện tích khoảng 100.000 ha, sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).

Các tỉnh phía Bắc, cơ cấu diện tích cam chính vụ 70-75%, diện tích cam rải vụ thu hoạch 25-30%. Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích cam chính vụ 50%, rải vụ thu hoạch 50%. Nhập nội, bình tuyển, chọn tạo và chuyển giao bộ giống cam có chất lượng, ít hạt hoặc không có hạt, chống chịu sâu bệnh hại, xây dựng vườn giống đầu dòng sạch bệnh, nhân giống cam sạch bệnh, phục vụ tái canh. Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, hữu cơ, an toàn, chú trọng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch cam.

Cây bưởi, định hướng phát triển khoảng 110-120.000 ha, sản lượng 1,2-1,6 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất bưởi trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang), vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội), vùng Bắc Trung bộ (Hà Tĩnh), vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang). Các tỉnh phía Bắc, bố trí cơ cấu giống bưởi chính vụ 70% diện tích, rải vụ thu hoạch 30%. Các tỉnh phía Nam, diện tích chính vụ 55% và rải vụ thu hoạch 45%. Bình tuyển, phục tráng các giống bưởi bản địa, đặc sản địa phương có chất lượng, ít hạt, chống chịu sâu bệnh hại; đồng thời, nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống bưởi mới, có chất lượng, phù hợp thị trường. Xây dựng vườn giống đầu dòng sạch bệnh, nhân giống bưởi sạch bệnh phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh sản xuất an toàn, ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật thụ phấn bổ sung, xử lý ra hoa, đậu quả, phòng trừ sâu bệnh hại trong điều kiện biến đổi khí hậu, chú trọng khâu bảo quản bưởi.

Cây dứa, định hướng phát triển khoảng 55 - 60.000 ha, sản lượng 800-950 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất dứa trọng điểm gồm: Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Tiền Giang, Kiên Giang. Trồng dứa rải vụ thu hoạch để phục vụ nhu cầu dứa quanh năm, đáp ứng công suất cho các nhà máy chế biến dứa đóng hộp và nhu cầu sử dụng dứa tươi thời điểm trái vụ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Bố trí tỷ lệ diện tích dứa trái vụ chiếm từ 30 - 40% diện tích. Mở rộng diện tích trồng dứa tại một số vùng cho hiệu quả cao hơn cây trồng khác, như vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn các tỉnh phía Nam, vùng miền núi phía Bắc, gắn với các nhà máy chế biến. Xây dựng hệ thống vườn giống gốc sạch bệnh phục vụ nhân giống, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống dứa sạch bệnh phục vụ sản xuất. Áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật thâm canh: tưới nước tiết kiệm, che tủ đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật xử lý ra hoa trong sản xuất dứa...

Cây chôm chôm, ổn định diện tích khoảng 25.000 ha, sản lượng 400 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất chôm chôm trọng điểm: Đồng Nai, Bến Tre, Vĩnh Long. Bình tuyển, phục tráng các giống chôm chôm đặc sản địa phương, kết hợp chọn tạo, nhập nội, mở rộng giống mới chất lượng, có khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu tỷ lệ diện tích chôm chôm chính vụ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 50%, rải vụ 50%.

Cây sầu riêng, định hướng phát triển khoảng 65-75.000 ha, sản lượng 830-950 ngàn tấn. Các tỉnh trọng điểm sản xuất sầu riêng: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước), Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông). Nghiên cứu chọn lọc, phục tráng, nhập nội, khảo nghiệm các giống sầu riêng theo hướng chất lượng cao phù hợp thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn cây đầu dòng, xây dựng hệ thống nhân giống sầu riêng sạch bệnh phục vụ sản xuất. Áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật thâm canh: tưới nước tiết kiệm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật xử lý ra hoa trong sản xuất trái vụ... Tỷ lệ diện tích sầu riêng chính vụ 50%, rải vụ 50%. Tổ chức liên kết sản xuất, tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm như sầu riêng cấp đông, bột sầu riêng...; xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, xuất xứ hàng hóa và thương hiệu sản phẩm cho sầu riêng. Hiện tại, diện tích trồng cây sầu riêng đã phát triển vượt xa quy hoạch.

Cây mít, ổn định diện tích khoảng 50.000 ha, sản lượng 600-700.000 tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), đông nam Bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang). Đẩy mạnh bình tuyển, phục tráng các giống mít đặc sản địa phương, chọn tạo, nhập nội, mở rộng các giống mới chất lượng, thuận lợi cho tiêu thụ và chế biến. Xây dựng hệ thống vườn đầu dòng, đảm bảo cung cấp giống có chất lượng phục vụ sản xuất. Rải vụ thu hoạch mít theo tỷ lệ diện tích chính vụ 60%, rải vụ 40%.

Cây chanh leo, định hướng phát triển khoảng 12 – 15.000 ha, sản lượng 250 - 300 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất chanh leo trọng điểm: Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Trị, Sơn La, Nghệ An. Nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm chanh leo mới chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại. Hình thành hệ thống sản xuất cây giống chanh leo sạch bệnh phục vụ sản xuất. Áp dụng đồng bộ kỹ thuật làm giàn, cắt tỉa, bón phân, tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, phòng trừ sâu bệnh và luân canh... Liên kết sản xuất, thực hiện sản xuất chanh leo an toàn, tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất nguyên liệu quả chanh leo nhằm nâng cao chất lượng.

Đối với cây bơ, định hướng ổn định diện tích khoảng 25-30.000 ha, sản lượng 250-300 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất bơ trọng điểm: Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông), trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), Bắc Trung bộ (Quảng Trị, Nghệ An). Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo giống bơ chất lượng cao và rải vụ thu hoạch; đồng thời, phục tráng giống bơ đặc sản có giá trị kinh tế cao. Bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn đầu dòng, hệ thống nhân giống bơ, xây dựng cơ cấu giống bơ rải vụ thu hoạch trên địa bàn. Áp dụng đồng bộ kỹ thuật trồng xen, tưới nước tiên tiến, tiết kiệm, đốn tỉa, bón phân và phòng trừ sâu bệnh… Cơ cấu tỷ lệ diện tích bơ chín chính vụ 60%, rải vụ 40%. Đẩy mạnh sản xuất an toàn, chú trọng khâu bảo quản quả bơ tươi; tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm bơ.

Đối với cây na, ổn định diện tích khoảng 25-30.000 ha, sản lượng 220-250 ngàn tấn. Các tỉnh sản xuất trọng điểm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Tây Ninh, Tiền Giang. Đẩy mạnh bình tuyển, phục tráng các giống na đặc sản địa phương, chọn tạo, nhập nội các giống mới chất lượng, rải vụ thu hoạch thuận lợi cho tiêu thụ. Xây dựng hệ thống vườn đầu dòng, nhân giống na phục vụ sản xuất. Áp dụng đồng bộ biện pháp kỹ thuật đốn tỉa, xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch, cơ giới hóa, bón phân, tưới nước tiết kiệm và phòng trừ sâu bệnh... Cơ cấu tỷ lệ diện tích thu hoạch chính vụ 70%, rải vụ thu hoạch 30%.