Trước sức tấn công mạnh mẽ của lực lượng đồng minh, dẫn đầu là Hồng quân Liên Xô trên mặt trận Triều Tiên, Mông Cổ, Trung Quốc và quân đội Mỹ trên mặt trận Thái Bình Dương, nên ngày 14-8-1945, Nhật hoàng đã phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước Đồng minh. Sự kiện này đã chính thức kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 21 trang 82: Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

- Cả Pháp và Nhật đều lo sợ trước lực lượng cách mạng Việt Nam.

+ Thực dân Pháp lúc này đang ở thế yếu so với Nhật

+ Chính quyền Đông Dương bị cô lập hoàn toàn với chính quốc.

+ Pháp muốn dựa vào Nhật để chống lại hong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương, chống phá cách mạng Trung Quốc.

+ Muốn tận dụng bộ máy cai trị của Pháp, lợi dụng Pháp đàn áp phong trào các mạng Đông Dương, kiếm lời, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.

+ Nêu cao tư tưởng “Đại Đông Á”.

+ Dùng Đông Dương làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Trung Quốc, Đông Nam Á.

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 9 khác:

Những hình ảnh đáng nhớ về Ngày Chiến thắng Phát xít

Thứ 2, 08/05/2017 | 09:30:00 1,377 lượt xem

BPO - Ngày 9-5-1945, đại diện của Đức quốc xã đã ký văn bản đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện, chấm dứt Chiến tranh Thế giới lần thứ hai tại châu Âu.

Pháo đài Brest (Belarus), biểu tượng của lòng dũng cảm kiên cường của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN)

Hình ảnh chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Xe tăng của Hồng quân Liên Xô tham chiến trong trận Vòng cung Kursk (ngày 12-7-1943), trận đánh sử dụng cơ giới lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên mặt trận. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Hồng quân Liên Xô cắm cờ Xô viết trên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức ở thủ đô Berlin, đánh dấu chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Ký kết văn bản về sự đầu hàng không điều kiện của Phátxít Đức tại ngoại ô Berlin, ngày 8-5-1945. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Nhân dân thành phố Lovec (Bulgaria) chào đón quân đội Xôviết tiến vào giải phóng thành phố (tháng 9-1944). (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Lễ diễu binh chiến thắng đầu tiên trên Quảng trường Đỏ, ngày 24-6-1945. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Binh sỹ Nga tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng (9-5-1945-9-5-2015). (Ảnh: Tư liệu Quốc tế- TTXVN phát)

Đội danh dự trước dòng người tới đặt hoa tưởng niệm các chiến sĩ vô danh tại thành phố Saint Petersburg kỷ niệm 63 năm Ngày chiến thắng phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh thế giới hai. (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Các cựu chiến binh Nga trên khán đài ở Quảng trường Đỏ, thủ đô Moskva, Liên bang Nga) tại Lễ kỷ niệm lần thứ 63 Ngày Chiến thắng phát xít (9-5-2008). (Ảnh: Nguyễn Đăng Phát-TTXVN)

Xe tăng T-90A của Nga tham gia Lễ duyệt binh, diễu hành truyền thống mừng 71 năm Ngày Chiến thắng (9-5-2016). (Ảnh: Tư liệu Quốc tế-TTXVN phát)

Ngày 01/9/1939, phát xít Đức tiến công xâm lược Ba Lan, chính thức mở đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Năm 1940, quân Đức đánh chiếm hàng loạt nước châu Âu, gồm: Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Hungari, Rumani, Bungari. Năm 1941, quân Đức sử dụng không quân và hải quân đánh phá nước Anh. Còn phát xít Ý với sự hỗ trợ của quân Đức đã đánh chiếm Nam Tư, Hy Lạp (năm 1941). Trên chiến trường Bắc Phi, liên quân Đức - Ý đánh chiếm Libya và tiến sang Ai Cập.

Sau khi đánh chiếm 16 nước châu Âu, tháng 6/1941, phát xít Đức tập trung cụm lực lượng lớn nhất trên chiến trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới lần thứ II tiến công Liên Xô bằng chiến dịch chiến tranh chớp nhoáng mang tên “Barbarossa”, mở đầu cuộc chiến tranh Xô-Đức (1941-1945). Thế nhưng phát xít Đức không ngờ đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân Liên Xô. Trong vòng 2 năm, từ 1941-1943, hàng chục sư đoàn và lữ đoàn phát xít Đức đã bị tiêu diệt.

Năm 1943, sau khi chuyển sang chiến lược phản công, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng Tổ quốc, rồi lần lượt giải phóng Nam Tư, Albania, Ba Lan, Romania, Hungary và Tiệp Khắc.

Trong khi Hồng quân Liên Xô tấn công dồn dập quân Đức trên mặt trận phía Đông, quân đội Anh, Mỹ đã mở mặt trận Tây Âu. Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Ý lần lượt được giải phóng.

Và ngày 30/4/1945 đã ghi dấu mốc quan trọng khi lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô bay phấp phới trên tòa nhà quốc hội Đức. Đúng 0 giờ 43 phút ngày 9/5/1945 theo giờ Moskva, thay mặt nước Đức quốc xã, thống soái Wilhelm Keitel đã phải ký biên bản xác nhận sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức.

Ảnh: Đúng 0h43 phút ngày 9/5/1945 theo giờ Mátxcơva, Thống soái Field Marshal Keitel đã ký vào biên bản

đầu hàng vô điều kiện quân đội Xô Viết - Ảnh tư liệu.

Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tiếp tục tuyên chiến với phát xít Nhật và đã đánh gục đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật, buộc Nhật phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II chính thức kết thúc.

Ảnh: Lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại Berlin, Đức ngày 1/5/1945 - Ảnh tư liệu

Để đi đến Ngày Chiến thắng (09/5/1945), nhân dân Liên Xô đã phải hứng chịu những hy sinh, mất mát to lớn nhất, những tổn thất không thể bù đắp nổi. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của khoảng 27 triệu người Liên Xô, trong đó gần 9 triệu chiến sỹ Hồng quân đã ngã xuống cho Ngày Chiến thắng. Vì vậy, ngày Chiến thắng luôn là ngày lễ thiêng liêng nhất, cao cả nhất đối với các thế hệ người dân Nga nói riêng và nhân loại nói chung.

Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít cách đây 75 năm mãi mãi là một mốc son chói ngời trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi này đã làm thay đổi cục diện, tạo tiền đề quan trọng đưa thế giới sang thời kỳ phát triển mới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được hình thành. Bão táp cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc đã làm lung lay, từng bước sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh… Nhân dân các nước thuộc địa đã vùng lên mạnh mẽ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước theo con đường phù hợp với dân tộc mình.

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-21-viet-nam-trong-nhung-nam-1939-1945.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học