Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất và sâu nhất trong năm đại dương của Trái đất. Nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Đại Dương, tùy thuộc vào định nghĩa, đến Nam Cực ở phía nam, và được bao bọc bởi các lục địa Châu Á và Châu Đại Dương ở phía tây và Châu Mỹ ở phía đông. Với diện tích 165.250.000 km vuông, tổng diện tích bề mặt của Thái Bình Dương, lớn hơn toàn bộ diện tích đất liền của Trái đất cộng lại là 148.000.000 km2.
Hồ Baikal có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học
Chỉ có khoảng 20 hồ trên thế giới được biết đến là thực sự cổ xưa, tức là đã tồn tại hơn một triệu năm. Hồ Baikal là một trong số đó và cũng là hồ lâu đời nhất với tuổi ước tính khoảng 25-30 triệu năm. Các hồ cổ khác bao gồm hồ Issyk-Kul ở vùng núi Bắc Tian Shan ở Đông Kyrgyzstan và hồ Maracaibo ở Tây Bắc Venezuela, cả hai đều là hồ muối.
Các hồ cổ xưa được hình thành không phải do kết thúc kỷ băng hà cũng không phải do nước tích tụ từ các con sông. Chúng được tạo ra trong các vùng rạn nứt đang hoạt động, nơi các mảng kiến tạo di chuyển xa nhau, tạo ra các thung lũng và hố sâu theo thời gian. Điều này cũng là cách mà hồ Baikal được hình thành, mặc dù một số hồ cổ khác cũng được hình thành sau sự tác động của thiên thạch hoặc từ bên trong các ngọn núi lửa không hoạt động.
Với độ sâu ước tính khoảng 1.642m, hồ Baikal hiện đang là hồ sâu nhất thế giới
Suốt hàng thế kỷ, các nhà khoa học và nhà thám hiểm Nga đã không khỏi bất ngờ trước quy mô của hồ Baikal. Nỗ lực đầu tiên để đo độ sâu của hồ này được ghi nhận vào năm 1797 bởi các công nhân của nhà máy Kolyvano-Voskresensky ở Altai, Smetanin và Kopylov, ghi lại mức độ sâu khoảng 1.238m (tương đương khoảng 4.000 feet).
Từ năm 1876-1902, một cuộc thám hiểm thủy văn quy mô lớn đã được tiến hành dưới sự chỉ đạo của FK Drizhenko để khảo sát tỉ mỉ hồ Baikal. Cuộc khảo sát này đã ghi nhận độ sâu lớn nhất ở trung tâm hồ Baikal, từ 1.450-1.552m. Một cuộc thám hiểm tiếp theo vào những năm 1930 đã đo được độ sâu tối đa là 1.741m. Tuy nhiên, các cuộc khảo sát này thường sử dụng dây thừng để đo đạc độ sâu của hồ.
Nhà thám hiểm này từng tìm thấy gì ở rãnh Mariana?
Bên cạnh những khám phá đáng chú ý như 3 loài sinh vật biển mới hay lớp đá địa chất nằm ở nơi sâu nhất từng được tìm thấy… nhà thám hiểm Victor Vescovo từng tìm thấy một túi nylon và giấy gói kẹo ở độ sâu gần 11.000m. Điều này cho thấy, ngay cả những nơi xa xôi nhất trên Trái đất cũng không thoát khỏi thảm họa rác nhựa.
Hồ Baikal - hồ nước ngọt lớn nhất, sâu nhất và lâu đời nhất thế giới
Với độ sâu ước tính khoảng 1.642m, hồ Baikal hiện đang là hồ nước sâu nhất thế giới.
Ai xác lập kỷ lục thế giới là người xuống nơi sâu nhất của Trái đất?
Năm 1960, nhà hải dương học Jacques Piccard và sỹ quan Don Walsh đã lặn xuống nơi sâu nhất dưới đại dương là Challenger Deep ở độ sâu 7.918m.
Kỷ lục đó được giữ vững cho đến khi nhà thám hiểm Victor Vescovo thực hiện 3 lần lặn xuống Challenger Deep vào năm 2019. Lần sâu nhất ông đã lặn xuống là 10.923m. Quá trình lặn của ông kéo dài tổng cộng 12 giờ, trong đó có 4 giờ ở dưới đáy biển.
Điều này cũng khiến Vescovo trở thành người đầu tiên đến nơi cao nhất trên Trái đất là đỉnh núi Everest và điểm thấp nhất trên Trái đất.
Năm 1996, hồ Baikal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
Năm 1996, hồ Baikal được UNESCO công nhận là di sản thế giới nhờ hệ động thực vật đặc biệt đa dạng của khu vực cũng như giá trị của nó đối với nghiên cứu khoa học.
Hồ được hình thành cách đây khoảng 25-30 triệu năm, chứa được tới hơn 23.000km3 nước (tương đương 22-23% lượng nước toàn cầu)
Vì khu vực ở hai bên Baikal nằm ở độ cao vượt quá 2.000m, ranh giới mảng kiến tạo phân kỳ đã tạo ra một hố sâu. Điều này giải thích tại sao Baikal chứa một lượng nước đáng kinh ngạc - hơn 23.000km3.
Hồ Baikal có diện tích bề mặt chỉ bằng một nửa của hồ Michigan và chỉ đứng thứ 7 trong số các hồ lớn nhất thế giới theo diện tích bề mặt, tuy nhiên, độ sâu của nó làm cho hồ này chứa nhiều nước hơn tất cả các hồ lớn ở Bắc Mỹ cộng lại.
Địa chất và hệ sinh vật độc đáo của hồ Baikal
Với tuổi đời lớn và không bị ảnh hưởng bởi các chu kỳ băng hà, hồ Baikal trở thành một kho tàng quý giá cho khoa học. Các mẫu trầm tích từ các lỗ khoan sâu có thể tiết lộ những biến động khí hậu trong hàng triệu năm, cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết. Các lớp trầm tích sâu nhất của hồ này có thể chứa hydrate khí tự nhiên trong nước ngọt.
Mặc dù độ sâu rất lớn nhưng nước trong hồ Baikal lại có hàm lượng oxy cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của các sinh vật ở mọi độ sâu trong hồ. Thực tế, hồ Baikal là nơi ở của nhiều loài động, thực vật hơn bất kỳ hồ nào khác trên thế giới, với hơn 3.600 loài, trong đó có nhiều loài không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Một ví dụ điển hình là hải cẩu Baikal (Pusa sibirica), loài hải cẩu nước ngọt duy nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, trên bờ hồ, có thể tìm thấy gấu nâu, chó sói, hươu, nai, chim và đủ loại gặm nhấm và động vật ăn thịt nhỏ khác.
Rãnh đại dương sâu nhất thế giới nằm ở đâu?
Mariana là rãnh đại dương hình lưỡi liềm nằm ở phía Đông quần đảo Mariana, Thái Bình Dương, với chiều dài khoảng 2.550km, rộng khoảng 69km. Đây là điểm thấp nhất của Thái Bình Dương và cũng là nơi sâu nhất trên Trái đất. Trong khi độ sâu trung bình của Thái Bình Dương khoảng hơn 4.100m, độ sâu nhất của rãnh Mariana là khoảng gần 11.000m.
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn rãnh có độ sâu lớn nào?
Ngoài rãnh Mariana, Thái Bình Dương còn có một số rãnh có độ sâu lớn như rãnh Philippine sâu 10.545m, rãnh Tonga sâu 10.882m…
Trong khi đó tại Đại Tây Dương có một số rãnh sâu là rãnh Puerto Rico sâu 8.605m, rãnh Romancheb sâu 7.454m… Điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương là rãnh Diamantina với độ sâu 8.047m và rãnh Java có độ sâu tối đa là 7.455m.
Điểm sâu nhất của Nam Đại Dương là Factorian Deep nằm ở rãnh South Sandwich với độ sâu vào khoảng 7.432m. Tại Bắc Băng Dương, rãnh có độ sâu lớn nhất là rãnh Eurasian Basin với độ sâu 5.450m.
Theo Kinky Data, Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất và sâu nhất trên Trái Đất. Với diện tích 165,25 triệu km2, đại dương này chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu. Toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại (khoảng 150 triệu km2) vẫn chưa thể phủ kín bề mặt vùng đại dương này.
Thái Bình Dương có thể được chia thành hai phần nhỏ bởi đường xích đạo là Bắc Thái Bình Dương và Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Hema Map
Thái Bình Dương trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc tới châu Nam Cực ở phía nam. Chiều rộng đông – tây đoạn rộng nhất lên tới 19.800 km, ngăn cách châu Á, châu Đại Dương với châu Mỹ.
Thái Bình Dương có độ sâu trung bình đạt 4.280 m. Điểm sâu nhất của đại dương nằm ở rãnh Mariana, sâu 10.911 m. Đây cũng là điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, gấp 13 lần chiều cao của tháp Burj Khalifa – tòa nhà cao nhất thế giới ở Dubai. Nếu có thể đặt Everest xuống đáy của rãnh Mariana, đỉnh núi cao nhất thế giới này vẫn lọt thỏm bên dưới Thái Bình Dương.
Nằm ẩn mình trong lòng vùng núi Siberia của Nga, hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới tính theo thể tích với khả năng chứa đựng 22-23% nguồn nước ngọt toàn thế giới. Đặc biệt, hồ còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới, được hình thành từ khoảng 25 triệu năm trước khi một khe nứt khổng lồ mở ra trên lục địa Á-Âu. Với vẻ đẹp nguyên sơ và thiên nhiên độc đáo, hồ Baikal được mệnh danh là "Hòn ngọc của thế giới".