Ngách 32 Ngõ 54 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Tại sao sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm?
Theo một số dữ liệu cho thấy : Đa số(85%) sinh viên Mỹ đi làm trong khi đi học đại học. Ở Châu Âu 67% sinh viên đi làm trong năm học. Tuy nhiên ở Châu Á con số này chỉ là 30% hay ít hơn. Lý do tại sao sinh viên Châu Á lại có số sinh viên đi làm ít hơn là do bố mẹ không muốn con cái họ phân tâm trong việc học hành. Vậy đối với Việt Nam nói riêng lý do sinh viên ít hoặc không nên đi làm thêm là gì?
Đối với các nước Châu Âu và Châu Mỹ việc đi làm thêm được họ rất quan tâm chú trọng, họ có những chế tài và quy định rõ rãng cụ thể. Vì vậy sinh viên có thể thoả sức làm thêm mà vẫn học tập và rút được ra nhiều kỹ năng và kinh nghiệm.
Nhưng đối với Việt Nam, khi những trung tâm giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên chỉ chú trọng vào vấn đề kinh tế mà không nghĩ đến công việc đó sẽ mang lại lợi ích gì cho sinh viên. Nếu có chăng là những trung tâm gia sư, nhưng đã có biết bao vụ lừa đảo rồi ăn chặn tiền của sinh viên. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc làm sinh viên Việt Nam ít có cơ hội tiếp xúc thực sự với những kinh nghiệm bổ ích cho việc học tập của mình.
Từ bối cảnh Việt Nam TS.Lê Thẩm Dương đã đưa ra quan điểm của mình: “ Sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm, đừng tự lừa dối bản thêm vì tiền không làm cho các bạn giàu thêm và kinh nghiệm không phải chỉ làm thêm mới có”. Và nếu hoàn cảnh thực sự khó khăn, buộc bạn phải giúp đỡ gia đình thì hãy nên làm thêm những công việc mang lại lợi ích cho việc học tập, hãy xin vào một của hàng sửa chữa máy tính nếu bạn học công nghệ thông tin và hãy làm cộng tác viên cho một tờ báo nếu bạn học chuyên ngành về báo chí.
Bộ 5 cuốn sách quản trị nhân sự hàng đầu thế giới của trường kinh doanh Harvard
Các bạn xem bộ ảnh đầy đủ của hội thảo "Sinh viên có nên đi làm thêm" https://goo.gl/1mgr4E
Làm thêm để có thu nhập, để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hiện tại và tương lai là nhu cầu hoàn toàn chính đáng của sinh viên (SV). Thế nhưng, việc làm thêm của SV không hoàn toàn là màu hồng, mà tồn tại không ít mặt tiêu cực.
Với V.T, SV năm cuối của Trường đại học Bạc Liêu, việc làm thêm đơn thuần chỉ là để có thêm thu nhập. Ngoài giờ học, chàng trai trẻ quê Hồng Dân này làm nhân viên phục vụ cho một quán nhậu trên địa bàn Phường 2 (TP. Bạc Liêu). V.T chia sẻ: “Đi làm thêm giúp tôi có thêm thu nhập trang trải cho việc học tập và nhu cầu cá nhân. Được xài tiền từ chính sức lao động của mình làm ra giúp tôi quý trọng đồng tiền hơn, cũng như giảm bớt một phần gánh nặng chi phí cho gia đình”.
Gia đình làm nghề nông, mấy năm nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc sản xuất kém hiệu quả, kinh tế khó khăn nên V.T quyết định đi làm thêm để có chi phí sinh hoạt cho năm học cuối. Được biết, công việc của V.T bắt đầu từ 17 giờ và kết thúc vào lúc 23 giờ, có những hôm về muộn hơn do đặc thù của quán nhậu còn khách thì vẫn phải phục vụ. Thu nhập của V.T là 1,7 triệu đồng/tháng.
Đối với SV, không phải ai cũng có điều kiện, chính vì thế mà nhiều SV đã chọn giải pháp đi làm thêm để cải thiện tài chính. Ngoài việc có thêm thu nhập, những công việc bán thời gian như: phục vụ, lễ tân, bán vé ở các khu vui chơi cho trẻ em, phát tờ rơi… còn giúp SV tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống hiện tại và tương lai, mở rộng quan hệ xã hội.
Sinh viên làm thêm tại một quán cà phê trên địa bàn TP. Bạc Liêu. Ảnh minh họa: H.T
Việc đi làm thêm đã mang lại rất nhiều lợi ích cho SV, tuy nhiên cũng có không ít mặt trái. Công việc ngoài xã hội không hề đơn giản như nhiều SV nghĩ, hay lãng mạn như trong phim mà các bạn trẻ thường được xem. Không ít trường hợp SV do thiếu hiểu biết, chân ướt chân ráo từ quê lên phố nên đã dễ dàng mắc phải trò lừa đảo, cạm bẫy. Vất vả đi làm thêm nhưng SV không được trả đúng mức lương theo thỏa thuận. Đã có không ít SV bị chủ tiệm, cửa hàng viện đủ lý do để trừ, giảm tiền lương như: đến trễ, làm không đạt yêu cầu, thậm chí còn lấy lý do tháng đầu tiên thử việc, thiếu kinh nghiệm để không phải trả lương. Có nơi thì công việc đòi hỏi cường độ làm việc khá cao, mà lương thì rất… SV! Chưa dừng lại ở đó, khi quyết định đi làm thêm, đồng nghĩa với việc quỹ thời gian học tập của SV sẽ ít hơn, nếu không biết sắp xếp hợp lý, cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng xao nhãng việc học, vì vậy kết quả học tập đi xuống. Nhưng cái nguy hiểm nhất chính là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải SV nào cũng biết được hoặc biết nhưng khó có thể tránh - những cám dỗ vật chất! Nó có thể làm cho SV tự đưa chân mình vào lưới, dính vào các tệ nạn xã hội, rồi trượt dốc dài theo các cuộc ăn chơi.
Đi làm thêm để tập cho mình lối sống độc lập, trang bị những kỹ năng mềm cần thiết là cách nghĩ đúng đắn của SV. Thế nhưng, các bạn cần phải cân bằng được thời gian học tập và đi làm để đảm bảo việc đi làm thêm không ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đặc biệt, khi quyết định đi làm thêm, SV nên chọn những công việc phù hợp với khả năng, thời gian của mình, bởi không có công việc nào nhẹ nhàng mà lương cao. Một vấn đề khác nữa là khi đi làm thêm, SV cần phải có bản lĩnh để không bị lôi kéo, sa ngã bởi những vật chất tầm thường. Tuổi trẻ có quyền sai, nhưng có những cái sai để lại nhiều hệ lụy, không thể nào xóa sạch được.
Sinh viên làm thêm “được” và “mất” những gì?
Tại hội thảo với chủ đề: “Sinh viên có nên đi làm thêm” do Tổ chức Giáo dục Quốc tế Langmaster tổ chức, T.S Lê Thẩm Dương ( Trưởng khoa Tài chính, ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho rằng : “ Không thể phủ nhận lợi ích của việc đi làm thêm đối với sinh viên, nhưng làm thêm như thế nào và làm thêm những gì, để nhận biết được điều đó thì sinh viên phải biết đi làm thêm được và mất những gì?”.
Sinh viên đi làm thêm sẽ được tiền, điều đó là chắc chắn, công sức lao động bỏ ra và hiển nhiên bạn được hưởng những gì bạn đã làm. Làm thêm sẽ giúp bạn có thêm nhiều về kỹ năng trong cuộc sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Môi trường làm việc giúp bạn phải gặp gỡ nhiều người điều đó sẽ giúp bạn khôn khéo hơn trong việc giao tiếp. Khi kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ làm quen được với nhiều người, mở rộng được mối quan hệ.
Quan trọng hơn là bạn đã rút ngắn khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết, những va đập ngoài cuộc sống giúp bạn trưởng thành hơn. Và đặc biệt TS. Dương có nhấn mạnh: “ Đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm ra”.
Nhưng liệu cái “được” có thực sự mạng lại hiệu quả, để biết được điều này phải xét trên cả phương diện cái “mất” hay cái không được khi đi làm thêm?
Việc bạn đi làm thêm để kiếm thêm tiền chỉ là một hình thức bạn lừa dối bản thân. Liệu có bao giờ bạn tự hỏi, mình đã dành dụm được bao nhiêu sau khi đi làm thêm, hay là khi có tiền lại mua thêm được nhiều quần áo, đi ăn uống, chơi bời nhiều hơn
Đi làm thêm có thêm kinh nghiệm, nhưng liệu bán quần áo, rửa bát, bưng phở sẽ mang lại cho bạn kinh nghiệm gì?Vấn đề nay gây ra rất nhiều tranh cãi, TS. Dương đã giải thích: “ Kinh nghiệm không phải chỉ có va đập bên ngoài cuộc sống tạo ra, mà ngay khi trên ghế nhà trường các bạn đã được học rất nhiều kinh nghiệm từ những chuyến đi kiến tập, thực tập và thực hành trên lớp, các bạn còn quá trẻ để tìm kiếm kinh nghiệm trong cuộc sống”.
Đi làm thêm, liệu bạn còn đủ sức khoẻ và dũng khí đối diện với các bài học sau những ngày dài lao động mệt mỏi? Điều này không phải ai cũng làm được nếu không có ý chí. Một vết trượt dài sẽ hằn lên cuộc đời bạn, thi lại vô số môn, sa chân vào các tệ nạn xã hội…Điều mà bố mẹ và xã hội không hề mong muốn.