Một làng nghề nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam, Làng gốm Bát Tràng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bề dậy hơn 500 năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được chất nghề của cha ông. Được du khách trong và người nước biết đến, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đến đây bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng những tác phẩm và có thể tham gia làm gốm cùng với các nghệ nhân nơi đây.
Làng nghề mộc thủ công mỹ nghệ Chàng Sơn – Hà Nội
Nghề thủ công truyền thống làm mộc nằm ở thôn Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã có lịch sử nghìn năm tuổi và được công nhận là “Làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam”.
Làng nghề truyền thống Chàng Sơn có chữ “Chàng” mang tên của một dụng cụ để làm nghề mộc. Nơi đây sử dụng đa dạng gỗ để chạm khắc kiến trúc, nội thất, đồ thờ cúng, làm nhà, tạo tác đồ gỗ cao cấp ( bàn ghế, sập, tủ, đôn,..) và tạc tượng gỗ các lọai.
Sản phẩm chạm khắc gỗ ở làng nghề thủ công này có nhiều chi tiết phức tạp, tinh xảo nên nguyên liệu làm ra sản phẩm phải được tuyển chọn kỹ càng, đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng như có vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít cong vênh,… Hơn thế nữa, nghề thủ công này cũng đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ và tay nghề cao.
Làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn có tác phẩm nổi tiếng ”18 vị La Hán chùa Tây Phương” vô cùng tinh xảo, công phu, sống động, được kết hợp hài hòa trong vật liệu, kết cấu, hình khối, được coi là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đương thời.. Các sản phẩm nghề truyền thống thường có hoa văn độc đáo, nét chạm trổ thủ công cổ kính và hiện đại, góp phần làm phong phú đồ thủ công truyền thống Việt Nam.
Giống như ở các làng nghề truyền thống khác, Chàng Sơn luôn có không khí lao động sản xuất hăng say, nhộn nhịp, nhưng sản phẩm ở đây luôn có nét chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo, luôn được các nghệ nhân thổi hồn vào những nét chạm khắc khiến chúng uyển chuyển chứ không thô kệch, cứng nhắc, điều này làm cho làng nghề thủ công Chàng Sơn có thể tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.
Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh – Hà Nội
Làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh là một trong những làng nghề thủ công lâu đời tại Việt Nam hiện ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Cùng với các làng nghề truyền thống khác, làng nghề Phú Vinh đã làm nên lịch sử nghề mây tre đan trong suốt hàng thập kỷ qua.
Sản phẩm từ nghề truyền thống mây tre đan rất phong phú, bao gồm bàn ghế mây tre, tủ mây, kệ mây, chao đèn, hoành phi, lẵng mây, bát và sàng mây,... Mỗi sản phẩm đều mang đậm dấu ấn nguyên bản của truyền thống. Ngoài ra, mây còn có thể được kết hợp với các vật liệu khác mây tre khác như tre trúc, lưới mây, tạo nên nhiều hoạ tiết độc đáo, đẹp mắt. Những sự kết hợp này mang đến vẻ hiện đại và tinh tế, làm nổi bật tính thẩm mỹ của từng sản phẩm.
Các bước làm ra một sản phẩm mây tre đan gồm:
Phơi tái nguyên liệu rồi đem ngâm hoá chất tầm 10 ngày để chống mối mọt.
Vớt ra đem nghiến mấu, cạo vỏ, đánh bóng và phơi.
Đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre hun lấy mấu rồi lấy ra để nguội và đem lên uốn thẳng.
Đan các thanh nguyên liệu để làm thành sản phẩm.
Màu sắc thành phẩm mây tre đan có nhiều loại, nghệ nhân có thể giữ màu nguyên bản của mây hun hoặc hỗ trợ pha chế sơn PU lên sản phẩm.
Ngành nghề truyền thống mây tre đan có cách tạo màu tự nhiên rất độc đáo. Nghệ nhân dùng nan tre, nan mây đem chuốt cho mượt rồi phơi khô, đem nhúng vào nước lá cây sỏi băm nhỏ đã nấu sôi. Cách này không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn đảm bảo độ bền màu lên đến 30-40 năm, góp phần tạo thương hiệu cho mây tre Việt Nam.
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ là nơi gìn giữ truyền thống mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, đặc biệt phải kể đến làng nghề Phú Vinh. Sản phẩm mây tre đan tại đây đã và đang xuất khẩu sang nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước châu Âu (chiếm 60% sản lượng). Trong nước, Mây Tre Đan Trà hiện là đối tác chính của làng nghề Phú Vinh, mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm thủ công mây tre đan chất lượng cao. Các sản phẩm được ưa chuộng nhất có thể kể đến như sofa mây, ghế mây, bàn mây,... và đồ trang trí như gương mây, đĩa hoa mây, đèn mây, hộp giỏ quả mây,...
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông – Hà Nội
Các làng nghề truyền thống Việt Nam đa phần tập trung ở miền Bắc, trong đó có các làng dệt nổi tiếng ở Hà Tây, như làng dệt La Khê, La cả, Cổ Đô, Vân Sa, Phùng Xá, Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội là một làng nghề truyền thống Việt Nam khá nổi tiếng.
Làng nghề thủ công dệt lụa tơ tằm ở Vạn Phúc đã có từ ngàn năm trước, là nơi có nhiều mẫu hoa văn lâu đời bậc nhất Việt Nam, là nơi được chọn để may trang phục cho triều đình. Ứng dụng của các sản phẩm lụa Vạn Phúc đã tạo tiền đề cho ngôi làng trở thành một trong những địa điểm nổi bật trong số các nghề thủ công Việt Nam.
Nhiều loại tơ lụa chất lượng cao được sản xuất tại đây như: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, cầu, đũi, kì, nổi tiếng là loại lụa vân, là loại lụa có hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt. Đặc điểm nổi bật của các sản phẩm nghề truyền thống Vạn Phúc là ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè và hoa văn trang trí thì rất đa dạng.
Làng lụa Vạn Phúc có hình ảnh cổ kính, là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và phim ảnh. Người dân làng Vạn phúc tự hào vì nghề lụa là nghề nghiệp truyền thống của họ.
Cùng với làng nghề truyền thống Vạn Phúc Hà Đông, Việt Nam cũng có nhiều làng nghề thủ công dệt vải nổi tiếng như làng nghề truyền thống dệt vải Bảy Hiền – TP HCM, làng lụa Duy Xuyên – Quảng Nam, làng lụa Tân Châu – An Giang,…
Làng nghề làm giấy dó Phong Khê - Bắc Ninh
Làng nghề truyền thống làm giấy dó ở phường Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh đã có tuổi đời 800 năm.
Nghề thủ công truyền thống này sản xuất giấy dó từ vỏ những cây dó (cây dó giấy, cây dó liệt, cây dướng). Các loại giấy dó được làm ra ở làng nghề thủ công Phong Khê thường là : giấy phương, giấy trúc, giấy khay, giấy để tạo giấy sắc, giấy vua phê, giấy hành ri, giấy dó bìa, giấy sắc, giấy moi, giấy xề,…
Những tờ giấy dó được các làng truyền thống Việt Nam dùng để vẽ tranh, làm giấy điệp cho tranh dân gian Đông Hồ, ngoài ra giấy dó cũng được làng nghề truyền thống dùng để ghi chép lịch sử, lưu giữ các tài liệu, làm quạt, bao bì, giấy chống ẩm, sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt, màng loa máy thu thanh.
Các công đoạn của nghề truyền thống làm giấy dó:
Thu hoạch vỏ cây dó từ rừng, thường thu hoạch từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm vì khi đó thời tiết nắng nóng khiến vỏ cây dễ bị bong hơn.
Cắt thành từng khúc dài chừng 2m, nấu và ngâm vỏ cây dó trong nước vôi trong vòng 3 tháng, bóc bỏ lần vỏ đen, giã bằng cối hoặc chày rồi dùng chất nhầy từ cây mò tạo hỗn hợp kết dính, pha thêm nước để làm dung dịch làm giấy, lỏng hay đặc tùy vào đồ dày giấy.
Dùng “liềm seo” (khuôn có mành trúc, nứa hay dây đồng ken dày) để seo giấy bằng cách chao đi chao lại trong bể bột.
Ép, phơi, sấy, nén hay cán phẳng lớp bột trên liềm để thu được tờ giấy dó.
Xơ dó kết hợp lại với nhau như mạng nhện nhiều lớp, làm cho tờ giấy rất xốp và nhẹ, có trọng lượng riêng băng một nửa các loại giấy sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, giấy dó rất bền, dai, không nhòe khi viết, vẽ, ít bị mối mọt, giòn gãy hay ẩm nát. Chính những điều trên tạo nên nét độc đáo sản phẩm của các làng nghề cổ truyền.
Từ làng nghề làm giấy ở Bắc Ninh, giấy dó Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới và rất được khách hàng ưa chuộng, một trong những niềm tự hào của các nghề thủ công ở Việt Nam.