Tiêm phòng vắc xin HPV là điều cần thiết để giúp cơ thể chống lại tình trạng mụn cóc sinh dục và nhiều loại ung thư. Vậy 30 tuổi có nên tiêm HPV không? Trên 30 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Người ở độ tuổi này nên tiêm loại vắc xin HPV nào? Hiệu quả phòng bệnh có tốt như những người tiêm ở độ tuổi nhỏ hơn? Cùng ECO Pharma tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Địa chỉ tiêm vắc xin HPV uy tín và đúng quy trình của Bộ Y Tế

Bạn có thể tiêm vắc xin HPV uy tín và đúng quy trình của Bộ Y Tế tại Trung tâm Tiêm chủng VNVC. Hiện VNVC đang có hai loại vắc xin Gardasil 4 và Gardasil 9, giúp phòng các bệnh lý đường sinh dục nguy hiểm do virus HPV.

Nhằm mang đến cơ hội tiêm vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 (Mỹ) cho cả nam và nữ, tháng 5/2022, VNVC là đơn vị đầu tiên đưa loại vắc xin này về và triển khai tiêm chủng tại Việt Nam. Gardasil 9 được đánh giá là loại vắc xin bình đẳng giới, mang đến cơ hội phòng ngừa HPV tốt cho cả nam và nữ với hiệu quả bảo vệ lên đến 94%. Đặc biệt là cộng đồng đồng tính, làm giảm sự lây lan của virus HPV.

VNVC có hệ thống các cơ sở trải dài từ Bắc vào Nam. Với hệ thống kho lạnh hiện đại, đảm bảo nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2 – 8 độ C. Các kho lạnh đều được trang bị đầy đủ thiết bị theo dõi nhiệt độ tự động và hệ thống cảnh báo khi nhiệt độ vượt ra ngưỡng cho phép. Điều này giúp đảm bảo tất cả các loại vắc xin luôn được bảo quản một cách tối ưu nhất.

Tại Trung tâm Tiêm chủng VNVC, tất cả các phòng tiêm đều trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng. Vì thế, vắc xin được vận chuyển bằng xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, nhờ đó luôn đảm bảo chất lượng cho người sử dụng.

Người 30 tuổi có nên tiêm HPV theo hướng dẫn của bác sĩ? Việc tiêm vắc xin không có nghĩa là loại bỏ 100% nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV gây ra. Sau khi tiêm vắc xin, bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, hạn chế các chất kích thích, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ đầy đủ. Hy vọng bài viết 30 tuổi có tiêm phòng HPV được không? trên đã giải đáp được thắc mắc giúp bạn.

Kết quả: 209, Thời gian: 0.0185

Thông tin chung về vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV là một loại vắc xin bảo vệ cơ thể chống lại virus HPV. Đây là một nhóm virus có thể gây ra mụn cóc sinh dục và nhiều loại ung thư như ung thư cổ tử cung, âm đạo, hậu môn,… Có nhiều loại vắc xin HPV khác nhau, trong đó Gardasil 9 bảo vệ cơ thể khỏi 9 loại virus HPV gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Có hơn 200 chủng virus HPV và một số chủng nhất định, đặc biệt là HPV 16 và 18, là nguyên nhân gây ra khoảng 70% các ca ung thư cổ tử cung. (1)

Vắc xin HPV an toàn và có ít tác dụng phụ. Những triệu chứng phổ biến nhất là đau, đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Một số người cũng có thể bị sốt, nhức đầu, buồn nôn hoặc đau cơ. Tình trạng ngất xỉu đôi khi xảy ra ở người sau khi tiêm Gardasil. Té ngã do ngất xỉu đôi khi có thể gây thương tích nghiêm trọng, chẳng hạn như chấn thương đầu. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách ngồi hoặc nằm yên 15 phút sau khi tiêm chủng.

Vắc xin HPV không gây vô sinh hoặc bất kỳ vấn đề gì khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyên nên trì hoãn tiêm vắc xin cho đến sau khi sinh con.

Tiêm phòng HPV là một điều cần thiết để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV. Tuy nhiên, nó không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV và không có khả năng điều trị các bệnh hiện có. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ phải xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung thường xuyên để phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư. Sự kết hợp giữa tiêm phòng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể mang lại sự bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư cổ tử cung.

Tiêm chủng vắc xin HPV không chỉ bảo vệ những người được tiêm phòng khỏi bị nhiễm các loại HPV, mà còn làm giảm tỷ lệ lưu hành của các loại HPV. Điều này làm giảm sự lây nhiễm ở những người không được tiêm chủng. Sự lây nhiễm HPV là cực kỳ phổ biến. Hầu hết những người có hoạt động tình dục đều sẽ bị nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Hơn 42 triệu người ở Hoa Kỳ bị nhiễm HPV và hầu hết họ không biết điều đó.

Hãy nhớ rằng tiêm phòng HPV giúp ngăn ngừa nhiễm loại HPV mới nhưng không có tác dụng điều trị bệnh do nhiễm HPV hiện có gây ra. Vắc xin HPV hoạt động tốt nhất khi được tiêm trước khi tiếp xúc với virus.

Vắc xin ngừa 4 chủng HPV (Gardasil)

Vắc xin Gardasil có khả năng ngăn ngừa 4 chủng HPV nguy cơ cao là 6, 11, 16 và 18 cho trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi 9 – 26 tuổi. Vắc xin có thể phòng ngừa các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và ung thư cổ tử cung do hai loại HPV 16, 18; mụn cóc sinh dục do hai loại HPV 6, 11 và các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác như ung thư âm đạo, ung thư âm hộ…

Đối với vắc xin Gardasil phác đồ tiêm chủng 3 mũi: mũi 1 (lần tiêm đầu tiên); mũi 2 (1 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên) và mũi 3 (4 tháng sau khi tiêm mũi 2).

Phác đồ tiêm vắc xin HPV cho nam/nữ 30 tuổi đúng khuyến nghị

Phác đồ tiêm vắc xin HPV đối với người từ tròn 27 tuổi đến < 46 tuổi như sau:

Độ tuổi được khuyến nghị nên tiêm vắc xin HPV

Vắc xin HPV được khuyến nghị cho trẻ em và người lớn từ 9 đến 45 tuổi và được tiêm thành nhiều lần. Tùy thuộc vào độ tuổi khi bắt đầu loạt tiêm chủng, có thể cần hai hoặc ba liều để được bảo vệ hoàn toàn. Vắc xin có hiệu quả nhất nếu được tiêm trước khi một người bắt đầu hoạt động tình dục.

Tuy nhiên, ngay cả khi một người đã quan hệ tình dục, vắc xin vẫn có thể mang lại một số lợi ích bằng cách bảo vệ chống lại các loại virus HPV khác mà họ chưa tiếp xúc. (2) Xem thêm: Độ tuổi tiêm HPV là bao nhiêu?

30 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Trên 30 tuổi có tiêm HPV được không?. Người đã 30 tuổi vẫn nên tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên, lợi ích của việc tiêm chủng ở độ tuổi này có thể ít hơn những người tiêm ở độ tuổi vàng từ 11 – 12 tuổi. Bởi vì phần lớn những người 30 tuổi đều đã quan hệ tình dục và có khả năng đã nhiễm một số loại virus HPV nhất định.

Vì thế, việc tiêm chủng trong độ tuổi này phụ thuộc vào một số yếu tố như tiền sử tình dục, tình trạng sức khỏe hiện tại và những vấn đề về tình dục của người đó. Vì thế, bạn cần trao đổi với bác sĩ để có thêm những thông tin bổ ích và cần thiết về vấn đề tiêm phòng của riêng bản thân mình.

Một số lưu ý khi tiêm phòng HPV ở tuổi 30

Người lớn từ 27 đến 45 tuổi cũng có thể tiêm vắc xin HPV nhưng hiệu quả có thể không cao bằng những người trẻ hơn. Người 30 tuổi nên tiếp tục tiêm vắc xin HPV nếu chưa tiêm đủ 3 mũi theo phác đồ.

Vắc xin HPV có tác dụng ngăn ngừa nhiễm HPV nhưng không điều trị các bệnh do virus HPV gây ra. Vì vậy, hiệu quả hơn nếu bạn được tiêm trước khi cơ thể tiếp xúc với HPV.

Vắc xin HPV chống chỉ định cho những người bị dị ứng nặng với thành phần vắc xin hoặc sau khi tiêm vắc xin HPV trước đó. Gardasil 9 chống chỉ định cho những người bị dị ứng với nấm men vì nó được sản xuất bằng men làm bánh.

Nên hoãn tiêm vắc xin HPV cho những người mắc bệnh cấp tính ở mức độ trung bình hoặc nặng cho đến khi đã bình phục. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhẹ như cảm lạnh, bác sĩ có thể không trì hoãn việc tiêm chủng.

Trước khi tiêm, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe và cần giữ tinh thần tốt. Khám sàng lọc trước tiêm là điều cần thiết, bạn cần khai báo các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, các thuốc, liệu pháp điều trị đã và đang dùng trong 3 tháng gần nhất, loại vắc xin đã tiêm trong vòng 4 tuần và tiền sử phản ứng, dị ứng của cơ thể nếu có.

Sau khi tiêm HPV, bạn cần theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Các phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin HPV là sốt, xuất hiện ban đỏ, sưng và ngứa tại vị trí tiêm… Nếu bạn phát hiện các biểu hiện bất thường như thở nhanh hay ngắt quãng, da mẩn đỏ… hãy báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

Ngoài ra, vắc xin HPV cần thời gian tối thiểu 2 tuần để tạo kháng thể bảo vệ cơ thể trước các loại HPV có trong vắc xin. Vì thế, sau khi tiêm vắc xin, người tiêm nên quan hệ tình dục an toàn và thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác.

Xem thêm: Sinh con rồi có tiêm phòng HPV được không?

29 tuổi có tiêm phòng HPV được không?