Sản phẩm: Nhân Hạt Macca -P250NSản phẩm của Công ty TNHH Macca Đắk Lắk

Xăng dầu tăng giá, dầu vỏ điều hưởng lợi

Từng là cán bộ một công ty chế biến hạt điều, sau khi về hưu, ông N.Đ.Cường (Bình Phước) hùn vốn với vài người bạn thành lập công ty chuyên sản xuất dầu vỏ hạt điều, và hiện là một trong những doanh nghiệp (DN) lớn nhất trong ngành.

Ông Cường kể giai đoạn 2008 - 2009, vỏ điều chỉ là phế phẩm, các công ty chế biến thường cho không hoặc bán cho các lò gạch, lò nung làm chất đốt với giá rẻ như rác. Nhờ tìm hiểu, quan sát thấy các đơn vị nước ngoài đã tận dụng vỏ điều ép lấy tinh dầu, có giá trị cao và tiềm năng lớn, nhóm bạn của ông đã quyết tâm đầu tư.

Tận dụng được càng nhiều thì giá trị của hạt điều càng tăng. Không chỉ DN mà hưởng lợi lớn nhất chính là những người trồng điều. Từ thân đến nhân, đến vỏ, bộ phận nào cũng mang lại giá trị kinh tế.

Theo ông Cường, thực tế cây điều có thể tận dụng không sót bộ phận nào. Vỏ điều thay vì đem đi làm chất đốt thì mang về ép ra dầu, làm chất đốt công nghiệp với giá thành rẻ hơn khoảng 60% so với dầu FO. Ngoài ra còn được chưng cất làm Cardanol sử dụng trong các ngành công nghiệp, kỹ thuật như sử dụng làm chất đốt trong các lò hơi, sản xuất các vật liệu chống mài mòn, bền ma sát, các loại sơn, vécni, keo dán… có lợi nhuận kinh tế cao. Sau đó phần xác vỏ điều còn tiếp tục được sử dụng làm chất đốt thay cho than. Nhờ vậy, giá trị của ngành điều được gia tăng rất nhiều.

“Thời đó tinh dầu điều là hàng độc quyền, rất ít người làm, chi phí đầu tư thì không quá cao vì máy móc, thiết bị có thể sản xuất ngay tại VN nên lợi nhuận cao, công ty lớn mạnh khá nhanh. Chúng tôi xuất khẩu rất nhiều dầu vỏ điều qua các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả khu vực châu Âu. Tất nhiên bây giờ có nhiều DN tham gia nên mức độ cạnh tranh tăng, lợi nhuận không còn được như trước, nhưng nhìn chung giá trị ngành điều của VN đã được nhân lên gấp nhiều lần giai đoạn cách đây khoảng 1 thập niên”, ông Cường nhận định.

Đồng tình, đại diện công ty T., chuyên chế biến dầu điều tại Đồng Nai, cho hay mỗi năm đơn vị xuất khẩu khoảng 6.000 tấn dầu điều và bán trong nước 2.000 tấn bã vỏ điều, hoạt động kinh doanh khá ổn định. Năm nay giá xăng dầu thế giới liên tục tăng nên dầu điều cũng tăng giá. Nhu cầu thị trường nước ngoài cũng khá lớn nhưng đối với công ty vốn quy mô DN nhỏ nên để mở rộng rất khó vì chưa đủ tài chính để đầu tư thêm thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Trong khi đó, đối với các DN chuyên sản xuất chế biến hạt điều như Công ty CP Hoàng Sơn 1, vỏ hạt điều chính là “cứu tinh” giai đoạn vừa qua. Ông Tạ Quang Huyên, Tổng giám đốc Công ty Hoàng Sơn 1, cho biết giá vỏ điều năm nay tăng gấp 3 lần so với những năm trước. Chỉ trong thời gian ngắn, doanh thu từ bán vỏ điều đã đóng góp tới 20% tổng giá trị sản phẩm của công ty, thay vì chỉ khoảng 5 - 10% giai đoạn trước. Đặc biệt trong năm nay, khi giá nhân điều đang giảm mạnh, giá bán vỏ điều lại tăng đã bù khoảng 10% doanh thu, giúp Hoàng Sơn 1 thoát lỗ nặng.

“Tận dụng được càng nhiều thì giá trị của hạt điều càng tăng. Không chỉ DN mà hưởng lợi lớn nhất chính là những người trồng điều. Từ thân đến nhân, đến vỏ, bộ phận nào cũng mang lại giá trị kinh tế”, ông Tạ Quang Huyên nhìn nhận.

Chế biến vỏ hạt điều mang lại hàng trăm triệu USD mỗi năm cho VN

Theo một số DN, từ 1 tấn hạt điều khô có thể chế biến được 250 - 300 kg nhân và 700 - 750 kg vỏ hạt, từ đó có thể sản xuất được khoảng 154 kg dầu. Dầu điều có thành phần sử dụng trong các loại vật liệu kết dính chất lượng cao, dùng làm chất tạo màng để sản xuất sơn tàu biển hay các loại vật liệu ép, chịu nhiệt, bền hóa chất công nghiệp, ứng dụng trong công nghiệp điện và điện tử... Nhưng hiện các DN trong nước vẫn chủ yếu tập trung sản xuất dầu điều, chưa tập trung chế biến tinh chất dầu Cardanol có giá trị cao hơn. Trong khi nhiều DN Trung Quốc mua dầu điều thô từ VN về tinh chế thành nhiều sản phẩm khác với giá trị kinh tế cao hơn nhiều, trong đó có dầu Cardanol.

Nếu biết tận dụng vỏ trấu làm chất đốt, nông dân sẽ không đốt rơm rạ bừa bãi; nếu biết chế biến ruột cá tra làm thức ăn chăn nuôi, mỡ cá tra làm dầu thì cá tra của VN sẽ không chỉ để xuất khẩu phần phi lê như hiện nay, VN cũng sẽ không phải chi cả tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Không chỉ giá trị sản phẩm được nhân lên nhiều lần, hiệu quả kinh tế tăng cao mà còn giảm thiểu các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành nông nghiệp, nông thôn của VN.

Đại diện một DN lý giải do chi phí đầu tư máy móc sản xuất Cardanol khá cao nên họ chưa mặn mà. Tương tự, sản xuất viên nén từ bã vỏ điều để gia tăng lượng xuất khẩu như viên nén gỗ do vận chuyển dễ dàng, sạch sẽ, cũng chưa có nhiều đơn vị sản xuất. Ông Tạ Quang Huyên cho biết dù không có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính giá trị từ các sản phẩm vỏ điều như dầu, bã khô chiếm từ 5 - 15% giá trị của ngành này, dao động khoảng 300 - 400 triệu USD. VN hiện là quốc gia có lợi thế rất lớn để sản xuất dầu điều và hầu như không cạnh tranh với ai. Hiện trên thế giới cũng chỉ có Ấn Độ sản xuất sản phẩm này nhưng chủ yếu tiêu thụ trong nước.

PGS-TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, đánh giá: Không chỉ hạt điều, tất cả các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản đều có thể chế biến, gia công lại các phế phẩm để mang về giá trị kinh tế gia tăng. Đó là mô hình kinh tế tuần hoàn mà các nước phát triển đều đã làm từ lâu. Kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn tăng giá trị sản phẩm.

Tại VN, trước đây tất cả những nguyên liệu này đều bị bỏ phí. Thực chất, công nghệ chế biến phế phẩm không khó, không phải như quá trình sản xuất sinh học, nghiên cứu giống cây, giống con phức tạp và cần nhiều thời gian để thích nghi với môi trường VN. Vì thế giới đã đi trước từ lâu nên chúng ta có thể nhanh chóng thụ hưởng công nghệ có sẵn từ họ. Quan trọng là không ai có tư duy làm.

Người nông dân ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới. DN thì khi giá nhân điều, giá hạt cà phê cao, lợi nhuận lớn không ai nghĩ đến chuyện tận dụng phế phẩm, chế biến chúng. Chỉ đến khi giá sản phẩm chính hạ, không còn lợi nhuận thì họ mới buộc phải nghĩ tới chế biến phế phẩm để bù lỗ. Tư duy này cần phải thay đổi và các mô hình kinh tế tuần hoàn như câu chuyện ngành điều cần được nhân rộng cho tất cả các ngành nông, lâm, ngư nghiệp của VN.

“1 ha đất nông nghiệp nếu khai thác tốt mô hình kinh tế tuần hoàn có thể giúp người nông dân thu hoạch 1 tỉ đồng/năm. Cũng trên mảnh đất đó, nếu chuyển đổi sang công nghiệp công nghệ thấp như dệt may thì chỉ tạo ra 300 triệu đồng/năm. Nhìn đó để thấy lợi ích kinh tế, xã hội to lớn mà kinh tế tuần hoàn có thể mang lại. Chính phủ, mà cụ thể là Bộ NN-PTNT, cần khuyến khích các DN thay đổi tư duy, phát triển kinh tế tuần hoàn bằng cách cho vay vốn ưu đãi, chính sách thủ tục thông thoáng…”, PGS-TS Vũ Trọng Khải nhấn mạnh.

Với diện tích khoảng 152.000 ha điều, sản lượng hơn 199.000 tấn/năm, Bình Phước được biết đến là thủ phủ điều của Việt Nam. Ngoài diện tích và sản lượng lớn, Bình Phước còn là nơi sản xuất, kinh doanh điều sôi động nhất cả nước với 2.793 cơ sở chế biến, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ, tổ hợp sản xuất với hơn 500 hội viên tham gia hoạt động. Bình Phước còn được xem là trung tâm chế biến điều số 1 của thế giới, với công suất chế biến hạt điều 500.000 tấn/năm. Theo một số DN, từ 1 tấn hạt điều khô có thể chế biến được 250-300kg điều nhân và thải ra 700-750kg vỏ hạt. Vỏ hạt điều nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Vỏ hạt điều - sản phẩm trước đây được coi là rác thải phải đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường bởi lượng khói thải chứa rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe con người, thì nay nhiều DN ở Bình Phước đã tận dụng ép thành dầu phục vụ sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Công nghệ tuần hoàn này đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho ngành điều, DN và cho tỉnh, lại hạn chế gây ô nhiễm môi trường sống.

Trước đây, vỏ hạt điều thường bị coi là rác, cho không hoặc bán cho các lò nung làm chất đốt, thì hiện nay có thể mang lại hàng ngàn tỷ đồng cho các DN. Thậm chí trong giai đoạn "bão giá", vỏ hạt điều đã "cứu" không ít DN sản xuất, xuất khẩu hạt điều.

Theo một số DN, công nghệ chế biến dầu từ vỏ hạt điều không quá phức tạp, được phát triển trong nước với chi phí thấp, do đó đã thu hút khá nhiều DN tham gia. Chỉ riêng tại tỉnh Bình Phước, hiện có khoảng 30 DN chế biến dầu từ vỏ hạt điều. Trong đó, thị xã Phước Long, nơi có nhiều DN sản xuất chế biến điều nhất, có hơn 10 cơ sở sản xuất dầu điều.

Dầu từ vỏ hạt điều là nguồn nhiên liệu quý trong nhiều lĩnh vực công nghiệp sản xuất sơn, chất chống gỉ sét, keo dán, bột ma sát làm bố thắng xe máy, ôtô... Hiện thị trường trong nước chỉ sử dụng 10-20% dầu điều nhưng thị trường nước ngoài dùng rất nhiều, chiếm 80% sản lượng. Những năm gần đây, châu Âu và Mỹ đã biết đến dầu điều và sử dụng nhiều mặt hàng này; còn ở châu Á, thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng dùng rất nhiều. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính giá trị từ các sản phẩm vỏ hạt điều như dầu, bã khô chiếm từ 5-15% giá trị của ngành này, dao động khoảng 300-400 triệu USD.

Hoạt động trong ngành sản xuất dầu điều được 8 năm, Công ty TNHH sản xuất thương mại Thiên Bảo BP, khu phố 8, phường Long Phước, thị xã Phước Long có 22 máy ép dầu, công suất 400 tấn/ngày. Nguyên liệu đầu vào được thu mua ngay tại kho, sau đó chế biến và xuất bán cũng tại kho nên công ty không phải lo vấn đề vận chuyển.

Quy trình ép dầu điều khá đơn giản. Vỏ hạt điều nhập về, dùng máy xúc đưa vào thùng chứa, sau đó lọc bỏ rác rồi chuyển xuống máy ép, dầu điều chảy vào bồn chứa phía trước, bã chảy ra băng tải phía sau, ra kho bãi. Cứ 1 tấn vỏ hạt điều sẽ sản xuất được 230kg dầu; phần còn lại sau khi ép tận dụng làm chất đốt, thay thế than đá, than củi. Nhìn chung hạt điều sau khi đưa vào chế biến thì không phải bỏ đi bất cứ thứ gì, nhân điều dùng làm thực phẩm, vỏ dùng ép dầu và làm chất đốt phục vụ tái sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Rác thải đầu ra của ngành điều trở thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác. Hiện 1 tấn dầu thô được bán tại công ty với giá khoảng 15 triệu đồng, bã vỏ điều bán với giá 1,5 triệu đồng/tấn.

Việc sản xuất dầu từ vỏ hạt điều không khó, vì dây chuyền thiết bị công nghệ 100% là hàng trong nước nên vốn đầu tư không quá nặng mà hiệu quả kinh tế khá cao. Thêm vào đó, chi phí nhân công rẻ, một dây chuyền sản xuất chỉ cần vài lao động, trong khi nhu cầu thị trường lớn. Theo bà Vũ Trần Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Thiên Bảo BP, dầu từ vỏ hạt điều không chỉ xuất khẩu mà nhu cầu thị trường nội địa cũng rất cao. Vì vậy thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc để tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ khi có ngành sản xuất dầu điều, vỏ hạt điều trở thành nguyên liệu có giá trị. Đóng góp của ngành sản xuất này không chỉ về kinh tế mà còn giải quyết vấn đề môi trường, góp phần phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành chế biến điều là cơ hội lớn nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị gia tăng cho ngành điều.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, công nghệ ép vỏ dầu điều đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển tại Bình Phước, công nghệ đơn giản nhất có từ năm 2003. Số lượng DN tham gia thị trường này cũng tăng dần trên địa bàn tỉnh và mở rộng ra nhiều địa phương khác ở phía Nam. Có một thời gian công nghệ chiết xuất dầu từ vỏ hạt điều phát triển ồ ạt, tạo nên thị trường cạnh tranh nguyên liệu vỏ hạt điều cả trong và ngoài tỉnh, thậm chí thị trường nước ngoài nơi xuất khẩu vỏ vào Việt Nam để phục vụ các nhà máy chế biến. Chính vì thế, sự sàng lọc tự nhiên bắt đầu xuất hiện, nhiều DN ngưng hoạt động hoặc giảm quy mô chế biến để những DN có quy mô lớn hơn về vốn, trình độ công nghệ và năng lực huy động nguyên liệu gia nhập thị trường.

Đến năm 2021, Bình Phước bắt đầu bùng phát trở lại nhu cầu đầu tư xây dựng mới các nhà máy dầu chiết xuất từ vỏ hạt điều, giá nguyên liệu vỏ và giá bán sản phẩm tăng dần. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nhận thấy tiềm năng rất lớn từ thị trường ngành hàng này đem lại ở quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, phụ phẩm thu được từ quá trình ép, chiết xuất dầu. Phụ phẩm của vỏ hạt điều cũng có khả năng sản xuất viên nén cung cấp cho các lĩnh vực làm chất đốt, tạo nguồn năng lượng điện sinh khối…

Cùng với đặc tính giảm thiểu phát thải khi thay thế dần vai trò của dầu diesel trong một số lĩnh vực, dầu chiết xuất từ vỏ hạt điều ở tỉnh Bình Phước đang hấp dẫn vốn ngoại. Nhu cầu này trở thành làn sóng đầu tư mới vào tỉnh với khả năng cạnh tranh cao về trình độ công nghệ, nguồn nhân lực kỹ thuật cao và đặc biệt khả năng liên kết vùng trồng hình thành nên chuỗi giá trị sản xuất - xuất khẩu bền vững trên địa bàn tỉnh. Bình Phước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệt vào ngành hàng này bên cạnh nhóm sản phẩm chủ lực là nhân hạt điều.