Bếp trưởng hoặc Bếp trưởng điều hành được xem là vị trí cao nhất trong bộ phận bếp của các Nhà hàng – Khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế. Bếp trưởng bếp Nhật cũng là một vị trí mà hầu như bất cứ người theo học hoặc đầu bếp Nhật nào cũng ngưỡng vọng và mơ ước đạt được. Nhưng trước hết, hãy cùng Bếp Trưởng Á Âu khám phá Bếp trưởng bếp Nhật – Họ là ai?

Hành trình trở thành Bếp trưởng bếp Nhật

Vị trí nào ở càng cao thì con đường chinh phục càng dài hơn và đòi hỏi nhiều yêu cầu, sự kiên nhẫn hơn. Bếp trưởng bếp Nhật cũng vậy. Trước khi đạt đến vị trí này, bạn cần phải trải qua một lộ trình bắt đầu từ nghề Phụ bếp, Bếp chính, Trưởng ca, Bếp phó và sau đó là Bếp trưởng. Tại nhiều Nhà hàng – Khách sạn lớn, các học viên bếp Nhật trước khi được nhận vào làm chính thức đôi khi còn trải qua một thời gian ngắn thực tập để được làm quen với tính chất công việc và môi trường làm việc.

Tại Nhật Bản, một số Bếp trưởng đặc biệt, chẳng hạn như Bếp trưởng sushi hoặc sashimi còn phải được cấp chứng chỉ của chính phủ về khả năng chế biến mới được hành nghề hoặc mở nhà hàng.

Tại Việt Nam, các Bếp trưởng bếp Nhật ngoài việc đi theo lộ trình, đa số còn cần phải có chứng chỉ Nghề bếp. Đây là một lợi thế rất lớn chứng minh bạn là người đầu bếp chuyên nghiệp được đào tạo bài bản từ môi trường chuyên nghiệp, cùng với quá trình làm việc lâu dài sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và nâng cao chuyên môn nghề nghiệp.

Học Bếp Nhật – Khởi đầu hành trình trở thành Bếp trưởng bếp Nhật

Đa số các đầu bếp Nhật đều làm việc trong môi trường quốc tế với những yêu cầu cao về chuyên môn. Vì thế, không dễ để một người “tay ngang” có thể ứng tuyển vào vị trí đầu bếp, thậm chí phụ bếp của các nhà hàng này. Nếu như học là con đường chắc chắn để dẫn đến thành công thì học khóa Bếp trưởng bếp Nhật cũng có thể được xem là khởi đầu của hành trình chinh phục vị trí Bếp trưởng bếp Nhật.

Khóa học Bếp trưởng bếp Nhật với lộ trình hai cấp bậc cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn lần lượt được tiếp xúc, có cái nhìn vừa tổng quan, vừa sâu sắc thông qua các chuyên đề được thiết kế phù hợp với trình độ ở từng cấp bậc. “Qua tay” hai khóa học, học viên sẽ được học và thực hành chế biến các món sử dụng nguyên liệu sống, món mì, món cuốn, cơm, cách làm bánh truyền thống Nhật… Những bài học này không chỉ cung cấp cách nấu từng món ăn cụ thể mà còn mang đến cho bạn những nguyên lý cơ bản để từ đó có thể vận dụng chế biến nhiều món ăn tương tự khác trong ẩm thực Nhật.

Một lớp học bếp Nhật tại Hướng Nghiệp Á Âu

Kết thúc khóa đào tạo Bếp trưởng bếp Nhật, học viên sẽ tham gia vào cuộc thi tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ Nghiệp vụ bếp Nhật nâng cao nếu tay nghề đạt yêu cầu. Chứng chỉ tốt nghiệp sẽ giúp học viên dễ dàng nắm bắt được cơ hội làm việc trong các nhà hàng bếp Nhật hơn.

Bếp trưởng bếp Nhật là một trong những khóa đào tạo Bếp trưởng nhận được đông đảo sự quan tâm và đăng ký theo học của đa dạng các đối tượng khác nhau tại Hướng Nghiệp Á Âu. Dù bạn là một người yêu thích và mới bắt đầu học nghề hoặc là một đầu bếp muốn nâng cao thêm trình độ chuyên môn của mình đều có những khóa học phù hợp. Nhanh tay liên hệ với Bếp Trưởng Á Âu để biết thêm thông tin chi tiết về lớp học món nhật này bạn nhé!

Quang Minh và vợ cũ - Hồng Đào là cặp nghệ sĩ được yêu mến ở sân khấu hải ngoại lẫn phía Nam bởi tài năng và cuộc sống riêng tư. Họ đã có hơn 20 năm sống chung là vợ chồng. Họ có một tình yêu trắc trở nên tình cảm luôn đậm sâu.

Được biết, Hồng Đào và Quang Minh là bạn học chung tại Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM khóa 6, từng có thời gian ngắn yêu nhau trước khi chia tay vào năm 1990 khi Quang Minh sang Mỹ định cư và kết hôn. 4 năm sau, Hồng Đào cũng sang Mỹ sinh sống. Trong dịp tình cờ sang nhà danh hài Vân Sơn, cô gặp lại Quang Minh ở một trạm xăng. Khi ấy, Quang Minh đã ly hôn.

24 năm gắn bó với nhau, họ xây dựng một cuộc sống hạnh phúc với nhà cao cửa rộng cùng 2 cô con gái xinh xắn đáng yêu. Tuy nhiên đến năm 2019, cặp đôi quyết định "đường ai nấy đi" trong sự ngỡ ngàng của công chúng. Chính nghệ sĩ Hồng Đào đã viết về tâm trạng bối rối vì nhiều sự việc xảy ra với mình, gồm cả chuyện "vừa bước ra khỏi cuộc hôn nhân hơn 20 năm".

Còn với Quang Minh, việc ly hôn với vợ cũ là vì anh còn thương. Nam diễn viên chia sẻ: "Chính vì tôi còn thương Hồng Đào nên mới chia tay. Hai vợ chồng khác nhau về quan điểm. Nếu ráng vì con cái mà tiếp tục thì lại khổ cho cả hai. Vì vậy giải thoát cho nhau, mai sau làm bạn vẫn tốt hơn".

Quang Minh sau khi ly hôn, anh từng rơi vào cảm giác buồn bã, tuy nhiên, anh phải tự vực dậy tinh thần. "Đến một lúc, tôi nghĩ mình vẫn phải sống, phải vực dậy để tiếp tục diễn. Tôi sợ mình bệ rạc, già và xấu, sẽ không ai mời mình đi diễn. Tôi phải vực lại tinh thần để tiếp tục sống. Tôi phải lo cho mình trước. Nếu ngã bệnh, tôi biết nhờ ai lo? Trở lại với sân khấu, tôi liên tục đi diễn, quay phim và quảng cáo. Nhờ vậy, nỗi buồn dần vơi bớt", nam diễn viên tâm sự.

Thời gian qua, anh cho biết thường đi, về giữa Mỹ và Việt Nam vì nhận được nhiều lời mời tham gia các dự án phim ảnh, show truyền hình. "Ở tuổi này, tôi tìm niềm vui bằng cách lao vào làm việc. Về nước đóng phim, tôi được tiếp thêm năng lượng, quên đi những đổ vỡ trong đời sống cá nhân", diễn viên nói.

Quang Minh thích tận hưởng cuộc sống độc thân bằng cách làm đẹp, ăn diện, tập bơi để giữ dáng. Mỗi tối khi đi diễn về, dù muộn đến đâu, anh nói luôn dành nửa giờ đứng trước gương tẩy trang, rửa mặt, bôi kem dưỡng ẩm. Khi ra ngoài, kem chống nắng là vật bất ly thân. Anh quan niệm với diễn viên, hình thức đóng vai trò 60%, do đó muốn sống lành mạnh, giữ bề ngoài dễ nhìn để tạo thiện cảm với khán giả.

Nam diễn viên hài thường ám ảnh chuyện tuổi tác. Mỗi lần được đồng nghiệp khen trẻ, phong độ so với tuổi, anh lại nói có phần buồn vì chợt nhận ra bản thân đã già. Khi gặp bạn bè cùng trang lứa, diễn viên hoảng hốt khi thấy trò chuyện xoay quanh chủ đề thuốc cao huyết áp, tiểu đường. Quang Minh thích làm việc với các diễn viên trẻ vì luôn được tiếp thêm cảm hứng, cập nhật nhanh các xu hướng, từ lóng trên mạng xã hội.

Nhà máy của Phúc Sinh tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phúc Sinh.

Nhắc đến cái tên Phan Minh Thông, người ta sẽ nghĩ ngay đến vị Chủ tịch CTCP Phúc Sinh – công ty dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hồ tiêu và cũng là tên tuổi xuất khẩu cà phê lớn.

Người ta cũng hay gọi ông Thông là "Vua hồ tiêu", bởi đây là lĩnh vực đầu tiên làm nên tiếng tăm của vị doanh nhân tuổi Ất Mão, cũng như Phúc Sinh.

Năm 2001, khi ấy Bộ Công thương có quyết định hủy bỏ giấy phép xuất khẩu, tháo cơ chế cho người kinh doanh. Nắm bắt lấy cơ hội này, ông Thông đã quyết định khởi nghiệp thành lập Phúc Sinh (tiền thân là Công ty TNHH Quốc tế Phúc Sinh) ngay trong năm này.

Sau hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, từ một công ty nhỏ khởi nghiệp, Phúc Sinh nay đã trở thành "ông lớn" trong lĩnh vực xuất khẩu tiêu khi đến chiếm 8% thị phần xuất khẩu trên toàn thế giới.

Sự thành công từ hồ tiêu đã mở ra cơ hội để ông Thông có đủ vốn đầu tư nhà xưởng chế biến. Năm 2004 (khi Phúc Sinh mới vỏn vẹn 3 năm tuổi), nhà máy Hồ tiêu Vietspices (tỉnh Bình Dương) - nhà máy đầu tiên của công ty ra đời với diện tích 8.000m2, sau 10 năm thì mở rộng lên đến 60.000m2.

Cũng từ đây, hệ sinh thái của Phúc Sinh liên tục được mở rộng với sự ra đời của hàng loạt thành viên như: CTCP Gia vị Việt Nam (thành lập năm 2005), CTCP Cà Phê Phúc Sinh (năm 2009), CTCP Phúc Sinh Đắk Lắk (năm 2014), CTCP Phúc Sinh Sơn La (năm 2017).

Trong đó, việc thành lập Cà Phê Phúc Sinh, Phúc Sinh Đắk Lắk và Phúc Sinh Sơn La nằm trong chiến lược lấn sân sang lĩnh vực cà phê của công ty.

Cụ thể, Phúc Sinh Đắk Lắk được biết đến là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tiêu và cà phê công suất 10 tấn tiêu xanh/tháng, 75 tấn cà phê nhân/tháng, 20 tấn tiêu lép/tháng (tỉnh Đắk Lắk); còn Phúc Sinh Sơn La nắm Nhà máy cùng tên có tổng quy mô 45ha, giai đoạn I với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng (hoạt động từ tháng 11/2018), năng suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm, phục vụ cho thị trường xuất khẩu, tiêu dùng Việt Nam.

Với cà phê, vị doanh nhân họ Phan thậm chí còn có tham vọng mở rộng sức ảnh hưởng trong nước với hệ thống K Coffee – quản lý bởi công ty thành viên CTCP Hàng Tiêu dùng Phúc Sinh (thành lập vào tháng 1/2017). Hiện tại, hệ thống K Coffee có 6 chi nhánh gồm: K Coffee Võ Văn Kiệt, K Coffee Hải Phòng, K Coffee Nguyễn Thái Bình, K Coffee Phú Mỹ Hưng, K Coffee Phan Xích Long, K Coffee Hai Bà Trưng.

Ngoài ra, Phúc Sinh cũng tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược làm đại lý, nhà phân phối, hợp tác nhượng quyền thương hiệu….

Doanh nhân Phan Minh Thông. Ảnh: Báo Công thương.

Sự hình thành và phát triển của Phúc Sinh gắn liền với hình ảnh doanh nhân Phan Minh Thông. Sức ảnh hưởng đó thể hiện qua việc ông nắm các vị trí Chủ tịch HĐQT/Người đại diện theo pháp luật Phúc Sinh – hạt nhân của cả Group. Ngoài ra, tính đến tháng 8/2018, ông cũng là cổ đông lớn khi nắm 70% vốn Phúc Sinh cùng với 2 thể nhân khác là ông Nguyễn Trọng Phúc (10%) và bà Phạm Thị Tuyết Nhung – người cùng nhà ông Thông (20%). Cập nhật tại thời điểm tháng 11/2018, vốn điều lệ Phúc Sinh đạt 369 tỷ đồng.

Không những thế, ông Thông cũng là cổ đông chi phối tại loạt doanh nghiệp trong nhóm. Cụ thể: Ông nắm 75% vốn Phúc Sinh Sơn La (trong đó trực tiếp sở hữu 15%, 60% gián tiếp qua Phúc Sinh), nắm 98% vốn Phúc Sinh Đắk Lắk (trực tiếp sở hữu 8%, 90% gián tiếp qua Phúc Sinh), nắm 98% vốn Cà Phê Phúc Sinh (trực tiếp sở hữu 8%, 90% gián tiếp qua Phúc Sinh), sở hữu 80% vốn CTCP Hàng tiêu dùng Phúc Sinh.

Trong năm 2021, doanh thu thuần Phúc Sinh (công ty mẹ) đạt 3.873,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, lãi ròng công ty còn 15,6 tỷ đồng, tăng 88%.

Con số lợi nhuận kể trên khá khiêm tốn so với quy mô vốn chủ sở hữu (408,3 tỷ đồng) và tổng tài sản (1.769,4 tỷ đồng) của công ty. Tính ra, ROE và ROA Phúc Sinh chỉ lần lượt đạt vỏn vẹn 3,8% và 0,88%.

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh năm 2021 với loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm công suất vì dịch COVID-19, đây là kết quả khá tích cực. Ngoài ra, đây cũng là con số lãi sau thuế cao nhất của Phúc Sinh trong giai đoạn 2019-2021. Trước đó, công ty ghi nhận lãi ròng năm 2020 đạt 8,3 tỷ đồng, năm 2019 là 4,8 tỷ đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản Phúc Sinh tại ngày 31/12/2021 đạt 1.769,4 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 51% so với số đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả 1.361,1 tỷ đồng (tăng mạnh 75,4%), vốn chủ sở hữu 408,3 tỷ đồng (tăng 2,7%).