FnB, viết tắt của cụm từ tiếng anh Food and Beverage Department để chỉ một ngành chuyên về dịch vụ ăn uống, phục vụ các khách hàng có nhu cầu về ẩm thực.
Có mấy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định như sau:
Theo đó, có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là:
- Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
Cùng DOL tìm hiểu về food pyramid nhé Food pyramid là mô hình được sử dụng để hướng dẫn người tiêu dùng về cách lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm một cách hợp lý và đủ dinh dưỡng. Theo mô hình Food Pyramid, các nhóm thực phẩm được chia thành từng tầng, đại diện cho lượng thực phẩm nên được sử dụng trong một ngày. Các tầng đó là: - Grains (ngũ cốc): grains, bread, cereal, rice, and pasta - Vegetables (rau quả): vegetables of all kinds, including dark-green, red, and orange vegetables - Fruits (trái cây): all fruits and 100% fruit juice - Dairy (chế phẩm sữa): milk, cheese, and yogurt - Protein (thịt và đậu): meat, poultry, fish, dry beans and peas, eggs, and nuts.
Thuế suất các sản phẩm ngành dịch vụ ăn uống FnB tại Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, một số điểm được sửa đổi bởi Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 và Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 quy định:
Theo đó, sản phẩm ngành dịch vụ ăn uống FnB tại Việt Nam không thuộc các trường hợp áp dụng thuế suất 0% và 5% thì mức thuế suất được áp dụng đối với ngành dịch vụ ăn uống FnB sẽ là là 10%.
Tuy nhiên, hiện nay, căn cứ theo Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP, mức thuế giá trị gia tăng 10% được giảm xuống 8%. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống FnB tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nếu xác định thuộc trường hợp được giảm thuế thì áp dụng thuế suất GTGT 8% đối với dịch vụ ăn uống FnB mà mình kinh doanh.