1. Khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường

Danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ

Đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu tư công trình bảo vệ môi trường; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường thuộc dự án, ngành, nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Cụ thể danh mục hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải bao gồm:

+  Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải);

+ Thu gom chất thải rắn (rác thải);

+ Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.

-. Doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

+ Cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc môi trường xung quanh;

+ Sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;

+ Sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam;

+ Sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa;

+ Sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo.

- Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm:

+ Đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;...

+ Di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

+ Di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường hoặc để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Đầu tư phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ di sản thiên nhiên;

+ Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;

+ Xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

(Khoản 1 Điều 131 Nghị định 08/2022/NĐ-CP)

Chính sách pháp luật về vệ sinh môi trường của Việt nam

Những năm gần đây Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chiến lược về bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như: “Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 237/1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 phê duyệt chương trình này), “Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 phê duyệt định hướng này), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 681/2013/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước thải khu vực dân cư khu công nghiệp thuộc lưu vực sông cầu đến năm 2030 v.v.

Theo các chương trình này, Nhà nước đặt ra mục tiêu đến năm 2000 nâng ti lệ người được sử dụng nước sạch ở Việt Nam lên 45%, năm 2005 khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch. Mục tiêu lâu dài tới năm 2020 là xoá bỏ tình ữạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở đô thị, từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lí phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường, mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, áp dụng tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam lên tầm các nước trong khu vực. Đặc biệt, “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” (Quyết định của Thủ tướng Chính phù số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 phê duyệt chiến lược này, được bổ sung trong Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg), đã đật ra mục tiêu đến năm 2010: 40% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải tập trung, 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến năm 2020 đạt 100% dân số đô thị và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lí nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Đây thực sự là bước phát triển mạnh mẽ trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước của Nhà nước, thực hiện các chiến lược này trong thực tế đã cải thiện đáng kể chất lượng môi trường nước và trong tương lai sẽ bảo đảm bảo vệ, phát triển tài nguyên nước ở mức độ cao hơn nữa, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng. Đặc biệt, ttong thời gian gần đây Nhà nước đã ban hành một sổ văn bản về quản lí lưu vực sông, quản lí các hồ chứa nước phục vụ thuỷ điện, thuỷ lợi như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1757/2010/QĐ-TTg về quy trình vận hành liên hồi chứa sông Ba Hạ, sông Hĩnh, Ayun Hạ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1989/2010/QĐ- TTg ban hành danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Việc triển khai những văn bản này sẽ góp phần quan ữọng cho việc bảo vệ, phát triển tài nguyên nước.

Phương pháp đảm bảo, giữ gìn vệ sinh môi trường

Giáo dục ý thức tự giác của người dân

Giúp người dân luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp không chỉ ở nhà mà còn phải có ý thức đối với nơi mình sinh sống như: không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định… công việc đó cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên dọn sạch sẽ rác nơi mình sinh sống để có thể có cuộc sống thoải mái, dễ chịu hơn.

- Tuyên truyền người dân thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường vào các buổi sinh hoạt ở nông thôn. - Từng cá nhân và cả gia đình luôn tham gia trực tiếp các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng một môi trường nông thôn đầy văn hóa của mình ngày càng xanh sạch đẹp hơn (như: trồng cây xanh, chăm sóc cây, bón phân cho hoa, làm vệ sinh sân trường, lớp học, cầu thang, nhà vệ sinh,…)

- Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, cán bộ nông thôn luôn phải nhận xét đánh giá về mặt tốt, mặt chưa tốt của từng cá nhân, nhóm, tổ. Đề xuất các việc cần làm nhằm góp phần xây dựng một nông thôn ngày càng tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.

Tổ chức lao động thường xuyên và định kì

Ngay từ đầu cá bộ ở các nông thôn luôn xây dựng kế hoạch lao động, giữ gìn vệ sinh ở nông thôn. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ dân phố, phụ trách từng khu vực, từng gia đình để có thể giữ được môi trường trong sạch hơn. Các tổ dân phố vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo các lỗi và các hoạt động mà gia đình dâng làm, tổng phụ trách các hộ gia đìn không có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung cho nông thôn.

Thường xuyên vệ sinh ở gia đình

Vệ sinh nhà ở: Nhà ở là nơi sống, làm việc và nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình. Nhà ở chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng dễ gây nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi, kém ăn… và là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như: thấp khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, lao phổi, giun sán, hen suyễn…

Vệ sinh nhà bếp: Nhà bếp là nơi chế biến thức ăn và có thể được dùng làm nơi cả nhà quây quần trong bữa ăn

Nhà tắm: Mỗi gia đình nên có một nhà tắm hợp vệ sinh để mọi người trong gia đình tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày và tránh bị nhiễm lạnh khi tắm.Vệ sinh thôn ấp:Thôn, ấp là nơi sống và sinh hoạt của cả cộng đồng trong nôn thôn. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường sống, góp phần phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Để giữ gìn vệ sinh thôn, ấp cần: Chọn một ngày trong tuần để huy động các hộ gia đình tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh, thực hiện khẩu hiệu “Sạch từ nhà ra ngõ”; Thu gom rác thải, phân gia súc hàng ngày để ủ hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón cây, nuôi cá. Thường xuyên sửa chữa đường sá, mương rãnh thoát nước, san lấp các chỗ trũng để tránh lầy lội, đọng nước; Không phóng uế bừa bãi; Các gia đình phải sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; Không vứt rác và xác súc vật chết xuống ao hồ, sông suối; Không thả rông gia súc, gia cầm; Giữ vệ sinh sạch sẽ nguồn nước và xung quanh nguồn nước; đồng thời cộng đồng chung tay truy diệt lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết và tích cực hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Đối với đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị, xây dựng khu chung cư: Đối với các loại đất này, các chủ thể sử dụng đất cần tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường, bảo đảm vệ sinh môi trường và theo hướng cảnh quan hiện đại.

+ Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại.

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch.