Mệt trong người nên uống gì là câu hỏi mà rất nhiều người đang băn khoăn. Khi bạn phải làm việc vất vả kết hợp với thời tiết nóng bức khó chịu sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và tiêu hao năng lượng. Những lúc như vậy bạn nên uống gì để hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng? Cùng Coway Vina tìm hiểu về những loại thức uống này qua bài viết nhé!
Do chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta lơ là đi nhiều thứ, trong đó có cả việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Việc ăn uống qua loa, bỏ bữa chính là những thói quen xấu khiến cơ thể không đủ dưỡng chất để tạo ra năng lượng dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức.
Cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý khác
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi mà ít ai để ý. Cơ thể mệt mỏi có thể do chúng ta mắc phải một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh về gan, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa,… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và suy giảm sức lực.
Uống không đủ lượng nước mỗi ngày
Nước lọc đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể giúp cung cấp dưỡng chất và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy nếu uống không đủ nước sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng và dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi.
Stress và căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt sức lực
Vậy mệt trong người nên uống gì? Để cơ thể được nạp thêm năng lượng và cải thiện tình trạng mệt mỏi, chúng ta cần cung cấp những dưỡng chất cần thiết thông qua 7 loại nước uống dưới đây:
Nước ép trái cây, sinh tố là một trong những thức uống giúp bạn lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng. Mỗi khi mệt mỏi bạn hãy bổ sung nước ép chứa nhiều vitamin C như cam, dâu, bưởi,… giúp kiểm soát căng thẳng bằng cách hạ hormone cortisol và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Nước ép trái cây, sinh tố là một trong những thức uống giúp bạn lấy lại năng lượng
Khi bạn băn khoăn mệt mỏi trong người nên uống gì thì trà xanh là sự lựa chọn lý tưởng. Trong trà xanh chứa cafein có tác dụng chống oxy hóa, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng một cách nhanh chóng, mang lại cảm giác tỉnh táo và hưng phấn.
Trong sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, canxi, chất chống oxy hóa có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe, chống lại mệt mỏi và stress. Khi mệt mỏi hãy thưởng cho mình một ly sữa để tiếp thêm năng lượng và vực dậy tinh thần để thấy thoải mái và phấn chấn hơn.
Nước ion kiềm có đặc tính giàu chất chống oxy hóa Hydrogen hỗ trợ quá trình loại bỏ các gốc tự do, đào thải độc tốc và tăng cường quá trình chuyển quá, giúp bạn hồi phục cơ thể nhanh chóng. Uống nước chứa ion kiềm còn giúp phòng chống một số bệnh mãn tính như bệnh gout, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường,…
Trà nghệ gừng chanh được xem là thức uống với đa công dụng mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe. Mỗi ngày uống 1 ly trà nghệ gừng chanh không những giúp giảm đường huyết, ức chế viêm, chống ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Đây là thức uống nên được cho vào danh sách đồ uống ưu tiên mỗi ngày để cải thiện chất lượng sức khỏe.
Trà nghệ gừng chanh với đa công dụng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi
Nước dừa là nguồn cung cấp magie và kali lý tưởng cho cơ thể. Uống nước dừa không những giúp cơ bắp được thư giãn mà còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên lưu ý không uống nước dừa vào buổi tối để tránh tình trạng đi tiểu về đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nước lọc luôn là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 lít nước để tránh tình trạng cơ thể bị mất nước dẫn đến cản trở quá trình trao đổi chất. Nước giúp cơ thể thanh lọc, giải độc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Chính vì thế mà khi cảm thấy mệt mỏi, bạn hãy uống 1 ly nước lọc, cảm giác mệt mỏi sẽ được xoa dịu ngay tức thì.
Máy lọc nước Coway Vina cung cấp nước sạch tinh khiết là người bạn đồng hành lý tưởng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình. Mỗi khi mệt mỏi hãy bổ sung ngay cho mình một ly nước, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và sảng khoái hơn. Một số sản phẩm nổi bật như máy lọc nước Coway VILLAEM 2, máy lọc nước Coway NEO 2 và máy lọc nước Coway Cinnamon với hơn 3 chế độ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng. Sản phẩm còn được khách hàng yêu thích lựa chọn nhờ vào kích thước nhỏ gọn phù hợp với mọi không gian bếp.
Máy lọc nước Coway Cinnamon với thiết kế nhỏ gọn phù hợp với không gian bếp
Hy vọng 7 gợi ý trên sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi mệt trong người nên uống gì. Bên cạnh bổ sung những loại nước uống bổ sung dưỡng chất thì bạn cũng nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để có thể khắc phục tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Hãy để máy lọc nước Coway đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Mọi thông tin chi tiết hãy truy cập website Coway Vina hoặc gọi đến hotline 1800.556.892 để được hỗ trợ nhé.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2023, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm so với năm 2022. Cụ thể, sản xuất thép thô ước đạt gần 19 triệu tấn, giảm 5,4%, thép thành phẩm sản xuất ước đạt hơn 27 triệu tấn, giảm 8%, và tiêu thụ thép biểu kiến ước đạt hơn 20 triệu tấn, giảm 8%.
Tại hội thảo Tổng kết thị trường thép Việt Nam 2023 và triển vọng 2024 mới đây, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2023, kinh tế Việt Nam vượt qua thách thức đạt mức tăng trưởng ấn tượng 5%, là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đây là mức tăng trưởng thấp so với nhiều năm trước đây, ảnh hưởng tiêu cực tới ngành thép. Cụ thể, trong quý I/2023, ngành thép đã có những tín hiệu phục hồi khi giá thép liên tiếp điều chỉnh tăng 6 lần, kéo mức giá phổ biến lên gần 18 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, bước vào quý II/2023, giá thép xây dựng bắt đầu đảo chiều giảm 19 lần liên tiếp. Chu kỳ giảm kéo dài tới tận đầu tháng 9/2023, giá thép thời điểm này xuống mức phổ biến còn hơn 13 triệu đồng/tấn, đây là mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
“Giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm, số lượng các công trình dân dụng được khởi công còn ít, hoạt động đầu tư công dần được đẩy mạnh nhưng chưa đủ sức giúp thị trường thép tốt hơn. Trong khi đó, các nhà sản xuất trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ từ Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá xuất khẩu”, ông Đa lý giải.
Kể từ phiên giảm giá lần thứ 19 - tháng 9/2023, thép trong nước đã có khoảng thời gian hơn 2 tháng không biến động; đến cuối tháng 11 bắt đầu đảo chiều tăng 10 lần liên tiếp.
Tuy vậy, nhìn từ góc độ sản xuất, ông Lê Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty Tôn Phương Nam cho rằng, sự tăng giá của thép khoảng thời gian này chủ yếu là do giá nguyên liệu đầu vào gồm than cốc và quặng sắt đang trong xu hướng tăng trở lại; bên cạnh đó, giá điện tăng khiến chi phí sản xuất của ngành thép phải tăng theo.
“Chúng tôi đã điều chỉnh tăng giá bán nhưng do phải bảo đảm cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu nên giá tăng chưa đủ bù đắp những phần tăng của giá nguyên, nhiên vật liệu. Do đó, nhiều doanh nghiệp thép rơi vào tình trạng rất khó khăn”, ông Việt nêu rõ.
Tại thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp thép vẫn chưa chính thức công bố báo cáo tài chính quý IV/2023. Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý III/2023 cũng đã ghi nhận nhiều doanh nghiệp ngành thép báo lỗ. Cụ thể, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên - Tisco (mã chứng khoán TIS) có doanh thu ở mức 2.414 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu giảm trong khi chi phí tài chính và chi phí doanh nghiệp đều tăng ở mức lần lượt là 13% và 36% so với cùng kỳ đã khiến tổng lỗ sau thuế của doanh nghiệp là 59 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 5 liên tiếp của Tisco.
Công ty CP Thép Vicasa - VnSteel cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 390 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022 và ghi nhận mức lỗ khoảng 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này được cho là khả quan vì đã giảm nhiều so với số lỗ 22 tỷ đồng mà công ty này ghi nhận trong quý II. Như vậy, tính từ đầu năm 2023, lũy kế của Thép Vicasa đạt doanh thu 1.256 tỷ đồng và vẫn có lãi sau thuế hơn 3,5 tỷ đồng do kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm tăng cao, trong khi cùng kỳ 2022 lỗ 12,5 tỷ đồng.
Những ngày đầu tháng 1/2024, thị trường thép xây dựng trong nước đã có đợt điều chỉnh giá đầu tiên khi các nhà sản xuất đồng loạt tăng giá bán thép cuộn và thép thanh vằn các loại với mức tăng phổ biến 200.000 đồng/tấn. Hiện, giá thép thanh vằn trong nước đang dao động quanh mức 14,2-14,85 triệu đồng/tấn, giá thép cuộn xây dựng dao động từ 14,1 - 14,7 triệu đồng/tấn (giá thanh toán ngay tại nhà máy, chưa VAT, đã trừ chiết khấu theo sản lượng và vùng miền).
Tuy vẫn đang ở vùng thấp, song ông Lê Việt nhận định, giá thép sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi với hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản đã được ban hành sẽ tác động tích cực đến thị trường này, tạo cơ hội khôi phục nhu cầu tiêu thụ thép từ năm 2024.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đa cũng dự báo về triển vọng sản xuất thép của Việt Nam có thể sẽ tăng khoảng 10% trong năm 2024 và 8% vào năm 2025. Tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Ngành thép có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2024 nhờ sự tác động từ thị trường quốc tế. Cụ thể, theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới (WSA), nhu cầu trên thế giới dự kiến sẽ phục hồi 1,9% so với năm 2023 lên mức 1,8 tỷ tấn, khi thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ hồi phục lần lượt 5,6% và 7,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nguồn cung thép toàn cầu dự kiến giảm nhẹ 1% trong năm 2024 do tác động từ việc Trung Quốc thực hiện kế hoạch cắt giảm sản lượng 2% trong năm tới.
Đặc biệt, để thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, ngành thép Việt Nam cũng đã nỗ lực chuyển đổi số, tối ưu hóa công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Một số doanh nghiệp thép đã tận dụng nhiệt dư phát điện đáp ứng hầu hết nhu cầu điện của nhà máy nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và bước đầu có kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngành thép vẫn phải đang chịu trách nhiệm cho 7 - 9% tổng lượng phát thải quốc gia và 45% các quá trình công nghiệp (đã được xác định trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu).
Trong bối cảnh đó, việc hội nhập quốc tế thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh như: Chính sách của Trung Quốc hướng tới có thể sẽ dẫn đến đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn, xuất khẩu sản phẩm thép chất lượng cao hơn và sản xuất/nhập khẩu phế liệu sắt; Chính sách Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU dự kiến sẽ tác động đến các nước xuất khẩu thép ASEAN (Indonesia, Malaysia, Việt Nam) - đặc biệt trong thời gian đầu; ASEAN đã công bố các mục tiêu giảm nhẹ và zero ròng để đạt được các cam kết trong Thỏa thuận Paris, công suất nhà máy liên hợp dự kiến trong khu vực ASEAN đi vào hoạt động, sẽ có hơn 70 triệu tấn thép đến từ tất cả các nhà máy liên hợp tiềm năng ở ASEAN,… sẽ tác động nhiều đến sẽ sức tiêu thụ của ngành thép Việt Nam.
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thép Việt Nam, trong thời gian tới, Hiệp hội Thép Việt Nam đã đề ra định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên nhận thức về tầm quan trọng của sự bền vững trong ngành công nghiệp thép như: Tích cực khuyến khích các thành viên áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường, giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng. Đặc biệt, Hiệp hội Thép Việt Nam cũng sẽ tiếp tục và nâng cao chất lượng các hoạt động thường xuyên như: Tham gia xây dựng Chính sách phát triển ngành thép. Giải quyết kiến nghị, bảo vệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của thành viên….